Món ngon với bì đáng thử khi đến Sài Gòn


Cơm tấm, bún bì, bánh tầm bì… đều có nguyên liệu là những cọng bì thơm, béo.

mon-bi-1

Cơm tấm là món ăn đặc trưng của Sài Gòn. Cơm được nấu từ gạo gãy (tấm), ăn kèm sườn nướng, bì, chả, nước mắm chua ngọt. Bạn có thể tìm thấy cơm tấm tại các con đường lớn nhỏ vào mỗi sáng, tối. Ảnh: Cơm tấm Cali. 

mon-bi-2

Cơm bì: Cũng ăn kèm cơm nấu từ gạo gãy, nhưng phần lớn thực khách chọn cơm bì phần lớn do yêu thích vị thơm ngon, giòn của một trong những món ăn lâu đời miền Nam. Ảnh: Gocamthuc.

mon-bi-3

Bún bì: Tại TP HCM, số lượng quán bán món ăn này không nhiều. Được yêu thích nhất là gánh bún bì chợ Bàn Cờ (quận 3). Một tô bún bì có giá 30.000 đồng. Quán bán từ 11h hàng ngày. Ảnh: Huỳnh Hằng.

mon-bi-4

Bún nem nướng: Sự có mặt của bì giúp món bún dễ ăn và được lòng thực khách hơn. Bạn có thể thưởng thức món bún này ở bún thịt nướng Bà Tám đường Võ Văn Tần, Bánh bèo Quơ đường Lê Văn Sỹ, quận 3. Ảnh: An Huỳnh.

mon-bi-5

Bánh tằm bì là món ăn của người miền Tây, có sự hòa quyện giữa vị mặn của nước mắm và vị ngọt béo của nước cốt dừa. Sự kết hợp khác thường của món ăn khiến ai lần đầu thưởng thức cũng e ngại, song khi quen, lại nghiền . Ảnh: An Huỳnh. 

mon-bi-6

Bánh bèo hay bánh thập cẩm (bánh bèo, bánh ít trần…) của người Nam ngoài ruốc tôm còn có nước cốt dừa, bì, giá, dưa leo, rau thơm… Sự kết hợp này mang đến trải nghiệm lạ cho món ăn. Bạn có thể thưởng thức bánh bèo, bánh thập cẩm có bì tại quán cô Nhunh đường Châu Văn Liêm (gần ngã ba Châu Văn Liêm – Nguyễn Trãi), quận 5. Ảnh: An Huỳnh. 

mon-bi-7

Bì cuốn không tạo được ấn tượng mạnh về màu sắc hay nguyên liệu, song ai từng thưởng thức đều nhớ độ giòn nhẹ của bì, tươi ngọt của rau. Ảnh: An Huỳnh.

mon-bi-8

Bánh mì bì chỉ có ba thành phần là bánh mì, bì và nước mắm. Thành phần đơn giản nhưng để có món ăn ngon không dễ. Bạn phải chăm chút bì thơm, giòn còn nước mắm phải có độ sánh, vị không ngọt, không mặn. Ảnh: Eva. 

Nguồn: An Huỳnh


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: