Sài Gòn và 4 con “đường Tây” mà nhiều người chẳng biết đọc thế nào


“Phố Tây” ở đây không phải là nơi có nhiều người “Tây”, mà đơn giản chỉ là những con đường được đặt theo tên người nước ngoài tại Sài Gòn.

Tên đường Sài Gòn, xưa giờ sao không biết?

Những con đường nổi tiếng Sài Gòn mang tên người bình dân

Ở trung tâm Sài Gòn, có lẽ nhiều người cũng chẳng lạ lẫm gì với những con “phố Tây”, hay “đường Tây”. Đó không phải là những con đường thường xuyên có người nước ngoài qua lại như Bùi Viện hay Tạ Hiện của Hà Nội, mà đơn giản chỉ là những con đường được đặt theo tên của người nước ngoài.

Có 4 con đường như vậy, đó là: Calmette, Yersin, Pasteur, và Alexandre de Rhodes. Nhưng câu hỏi ở đây là: bạn có biết cách đọc tên đúng của những con đường này?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó, cùng với những câu chuyện lịch sử xoay quanh riêng mỗi con đường.

1. Đường Calmette

Đường Calmette thuộc quận Thái Bình, Quận 1 của Sài Gòn. Con đường này đã từng thách thức rất nhiều du khách đến thăm Sài Gòn, khi đa số lúc được hỏi đều đọc theo kiểu… trẹo cả mồm. “Cam-mét”, “Ca – lờ – mét”, hay “Ca – mét – te”?

Đường Calmette thuộc phường Thái Bình, quận 1 của Sài Gòn

Đường Calmette thuộc phường Thái Bình, quận 1 của Sài Gòn

Muốn đọc đúng, ta phải hiểu qua một chút về lịch sử của con đường này. Đường Calmette được đặt theo tên của Albert Calmette (1863 – 1933), một vị bác sĩ nổi tiếng người Pháp vào thế kỷ 19. Điều này cũng có nghĩa rằng cách phát âm đúng của đường Calmette phải là theo tiếng Pháp, mà cụ thể sẽ được nêu ngay dưới đây.

Calmette là người đã phát triển thành công vaccine phòng bệnh chó dại, đậu mùa và bệnh lao. Ông cũng là một trong những người đã mở ra viện Pasteur tại Sài Gòn – nơi có đóng góp không nhỏ vào kho tàng nghiên cứu y học của thế giới.

2. Đường Yersin

Song song với Calmette và cách một vài ngã tư là đường Yersin. Con đường này thuộc phường Ông Lãnh, quận 1.

Bạn đọc cái tên này như thế nào? “I-ơ-xin”? Hay “Dơ-xin”?

Thực ra cũng như Calmette, Yersin (1863 – 1943) là một bác sĩ người Pháp nổi tiếng, người đã nghiên cứu về độc tố bệnh bạch hầu, và cũng là một trong những người đầu tiên sáng lập ra viện Pasteur – Sài Gòn. Vậy nên, cái tên của ông muốn đọc đúng cũng phải theo tiếng Pháp.

Song song với Calmette và cách một vài ngã tư là đường Yersin. Con đường này thuộc phường Ông Lãnh, quận 1.

Song song với Calmette và cách một vài ngã tư là đường Yersin. Con đường này thuộc phường Ông Lãnh, quận 1.

Và cách đọc đúng là “Yec-san”, hay “Yec-xanh”.

Tại Hà Nội cũng có một con đường mang tên của vị bác sĩ vĩ đại này, có điều là theo phiên âm tiếng Việt. Đó chính là phố Yec Xanh – thuộc quận Hai Bà Trưng.

Ngoài ra, Yersin là người đã thành lập ra Đà Lạt vào năm 1893, rồi từ đó biến nơi này thành một thành phố xinh đẹp với biệt thự, khách sạn, trường học, trung tâm du lịch của Đông Dương thời kỳ đó.

3. Đường Pasteur

Đây là một con đường khá dài, khoảng 1,9km, kéo từ phường Nguyễn Thái Bình, Bến Thành của Quận 1, sang các phường 6, 8 của Quận 3.

Pasteur có lẽ là cái tên đã quen thuộc với nhiều người. Con đường được đặt theo tên của Louis Pasteur (1822 – 1895), một bác sĩ vĩ đại (cũng) người Pháp. Ông là cha đẻ của ngành nghiên cứu vi sinh vật học, là người đã sáng chế ra thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới. Viện Pasteur cũng được thành lập dựa trên ý tưởng của ông.

Pasteur có lẽ là cái tên đã quen thuộc với nhiều người

Pasteur có lẽ là cái tên đã quen thuộc với nhiều người

Với những đóng góp to lớn, chẳng ngạc nhiên khi có khá nhiều con phố, đường, địa danh của Việt Nam mang tên ông, như phố Pasteur ở Đà Lạt, vườn hoa Pasteur ở Hà Nội…

Và thực ra, nhiều người vẫn đang đọc rất đúng tên của ông. Đó là “Pát-x-tơ”.

Thời kỳ đó, bến Chương Dương còn là một con rạch, với 2 con đường Olivier và Pellerin. Khi con kênh bị vùi, đường Olivier mất theo. Đến năm 1955, con đường được đổi tên thành đường Pasteur.

Thời kỳ đó, bến Chương Dương còn là một con rạch, với 2 con đường Olivier và Pellerin. Khi con kênh bị vùi, đường Olivier mất theo. Đến năm 1955, con đường được đổi tên thành đường Pasteur.

4. Đường Alexandre de Rhodes

Con đường giao với Pasteur, nằm nghiêng mình bên lề Công viên 30/4 tại trung tâm Quận 1, luôn được ví như một cô tiểu thư nhà giàu kiêu kỳ và tràn nhựa sống. Đó chính là đường Alexandre de Rhodes.

Đường Alexandre de Rhodes không phải lúc nào cũng mang tên như vậy. Thời Pháp thuộc, con đường có tên là Rue de Paracels (tức Hoàng Sa). Đến năm 1945, người ta đổi thành Alexandre de Rhodes, nhưng sau đó lại chuyển thành đường Thái Văn Lung từ sau năm 1975. Nhưng hiện nay trở lại với tên cũ: Đường Alexandre de Rhodes.

Đường Alexandre de Rhodes

Đường Alexandre de Rhodes

Nhưng Alexandre de Rhodes là ai? Đó là một nhà truyền giáo, một nhà ngôn ngữ học người Pháp. Người ta lấy tên ông để đặt cho con đường nhằm vinh danh đóng góp quan trọng của ông trong việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam chúng ta đang dùng ngày nay. Đây cũng chính là lý do mà sau bao lần thay đổi, con đường này vẫn mang tên Alexandre de Rhodes.

Giờ ta sẽ đi vào vấn đề chính: với cái tên dài như vậy, bạn sẽ đọc nó như thế nào? “A-lếch-xan- đơ – rốt”? Hay “A-lếch-xan-đơ đờ-rô-đe”?

Theo ttvn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: