Nơi mùa xuân bắt đầu


Ông chủ trọ cũ của tôi là một người kỳ dị. Ông lùn, bụng phệ, ngoại ngũ tuần, giọng nửa Bắc nửa Nam, mặc dù gốc gác của ông là người miền Trung.

Đến hẹn lại lên, làng hoa Tết Sa Đéc rực rỡ mùa Xuân 2018

Tuyến đường mùa xuân nổi bật giữa Sài Gòn

6BE245F1-FD73-44C3-8

Ông hay nhậu và lần nào say cũng mở karaoke ra hát. “Chiều nao, tiễn nhau đi qua bóng ngả xế tà, hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta…”. Giọng ồm ồm trong điệu bolero vang lên là cả xóm trọ tôi hiểu ông say rồi.

Ông nhậu tuần mấy cữ, chẳng đi làm gì, trong khi cô vợ vừa trẻ vừa đẹp lại ngoan. Bằng chứng, lần nào cũng xưng anh anh em em ngọt xớt với ông. Khiến đám công nhân lẫn trí thức trong xóm trọ thán phục, mấy lần nhậu họ thắc mắc “sao bác dạy vợ hay thế, một dạ hai thưa, còn con vợ em thì nó xưng tao – mày”.

Mấy lần đó ông chủ cười hề hề, bảo dạy dỗ gì, quan trọng tụi bây phải cứng kinh tế, cứng nghị lực, tóm lại cứng đủ thứ. Rồi ông kể ngày xưa vào Sài Gòn cũng bắt đầu bằng hai bàn tay trắng, làm đủ thứ nghề, cho đến ngày mua được mảnh đất, xây dãy nhà trọ này thì ngừng, để hưởng thụ.

Ông là người nhiều chuyện nhất dãy trọ, mấy chục phòng, gần trăm con người nhưng chuyện gì xảy ra ông cũng biết và xen vào. “Mày ăn mặc thế ra đường khiêu khích tụi trẻ ranh à”, “Gớm, vàng nhiều quá đeo toòng teng nó giật cho coi”, “Tụi bây trông con để nó chạy nhông nhông ngoài đường thế này à”. Tôi năm đó cũng lãnh vài lần giáo huấn kiểu “Đàn ông đàn ang gì ăn rồi ru rú trong phòng”.

Một lần, dãy trọ thêm người mới, cô sinh viên trẻ, xinh đáo để. Sự xuất hiện của cô bé như ánh nắng trời chiều, le lói mà quý hiếm, ai cũng phải liếc nhìn, không chỉ dãy trọ tôi mà mấy dãy bên cạnh. Trong đó có một gã người miền Trung, mà theo ông chủ bảo “thằng đó đểu”.

Và chuyện xảy ra mấy tháng sau đó không kể ai cũng biết, cô bé bị lừa tình, đã thế còn bị gã kia nói xấu rùm beng xóm trọ. Cô bé bỏ đi, tiền phòng chẳng trả, ông chủ cũng chẳng thèm đòi.

Bên két bia đã cạn, trong đôi mắt sâu, đỏ ngầu như bụi đường lẻn vào hôm đó, ông chủ lại hát nghêu ngao điệp khúc bolero thật buồn: “Tâm tư cô đơn trách con tàu nỡ sao đành/ Đem yêu thương đi đến nơi nào cách đôi tình/ Đường bao nhịp nối, tình trăm nghìn mối/ Hướng theo một bóng người…”. Rồi khi kết thúc bài hát, ông gằn giọng như muốn tống đi bao cục tức: “Bọn đàn ông chó lắm, đừng tin”.

Tôi cười, mấy anh em ngồi nhậu cùng ông cũng cười, vì nghĩ xung quanh chén bia đắng hôm ấy toàn là đàn ông, thế thì chửi vào mặt nhau à. Không một ai biết chuyện ngày xưa, bà chủ trẻ đẹp từng bỏ ông theo người khác, và hai ông bà đến nay vẫn chưa có một mụn con.

Hôm rồi, ghé qua dãy trọ cũ, cùng đứa bạn đi xem bóng đá, tôi gặp lại ông. Ông vẫn vậy, bụng to, chân ngắn, đầu gần trọc lóc, vẫn giọng cười hề hề khi gặp tôi.

– Tết có về quê không chú ơi – tôi hỏi ông.

– Mấy năm nay tao không về. Về làm gì để tụi xỏ xiên lại hỏi làm đến chức gì mà bụng to thế? Tiền chắc chôn không hết nhỉ? Toàn lũ nhìn đời qua lỗ đồng xu.

Rồi vừa trồng cây, ông vừa hỏi tôi đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Tôi quay xe về, trong đầu vẫn bâng lâng hình ảnh cái dáng lệnh khệnh của ông đang chăm cây.

Có phải mùa xuân bắt đầu ở cái cây xanh ông đang trồng trước cửa?

Theo laodong


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: