Ảnh: 200 đứa trẻ bị bỏ rơi ở Sài Gòn trong vòng tay “người cha” trụ trì


Những đứa trẻ bị chính cha mẹ của mình phó thác cho chùa đều được thầy Thích Thiện Chiếu (trụ trì chùa Kỳ Quang 2) chăm sóc, nuôi dưỡng như con ruột.

Sư thầy Thích Thiện Chiếu hiện đang nuôi dưỡng và chăm sóc trên 200 trẻ bị cha mẹ bỏ rơi.

Sư thầy Thích Thiện Chiếu hiện đang nuôi dưỡng và chăm sóc trên 200 trẻ bị cha mẹ bỏ rơi.

“Ầu ơ, dí dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi/ Khó đi cha dắt con đi, con đi đường học, cha tu ở chùa…”, lời ru ngọt ngào của sư thầy Thích Thiện Chiếu khiến những phật tử đến thăm bùi ngùi xúc động. Nơi đang đang nuôi nấng 136 em khuyết tật bẩm sinh và 69 em lành lặn bị cha mẹ bỏ rơi.

Tất cả đều đượ csư thầy Thích Thiện Chiếu (trụ trì chùa Kỳ Quang 2, quận Gò Vấp, TP.HCM) nuôi dưỡng với tình yêu thương vô bờ bến.

Những em nhỏ này được cha mẹ mang đến đặt ở chính điện hoặc cổng chùa. Thầy Thiện Chiếu sẽ xin ý kiến chính quyền trước khi làm giấy khai sinh cho các em.

Những em nhỏ này được cha mẹ mang đến đặt ở chính điện hoặc cổng chùa. Thầy Thiện Chiếu sẽ xin ý kiến chính quyền trước khi làm giấy khai sinh cho các em.

Trong số những trẻ bị bỏ rơi tại chùa Kỳ Quang 2 có những em rất bụ bẫm, đáng yêu.

Trong số những trẻ bị bỏ rơi tại chùa Kỳ Quang 2 có những em rất bụ bẫm, đáng yêu.

Bốn em bị não úng thủy mà bệnh viện trả về.

Bốn em bị não úng thủy mà bệnh viện trả về.

Thầy Thiện Chiếu vui chơi và chăm sóc các em. Với thầy, được nuôi dưỡng các em là duyên nợ từ kiếp trước.

Thầy Thiện Chiếu vui chơi và chăm sóc các em. Với thầy, được nuôi dưỡng các em là duyên nợ từ kiếp trước.

"Hai bé này được thầy đặt tên là Trần Bình An và Trần Hồ Hạnh Phúc, lớn lên rồi thầy mới biết hai bé là con lai", thầy Thiện Chiếu chia sẻ.

“Hai bé này được thầy đặt tên là Trần Bình An và Trần Hồ Hạnh Phúc, lớn lên rồi thầy mới biết hai bé là con lai”, thầy Thiện Chiếu chia sẻ.

Theo thầy Thiện Chiếu, các bé rất thích được hôn ở bàn tay và bàn chân.

Theo thầy Thiện Chiếu, các bé rất thích được hôn ở bàn tay và bàn chân.

Tình nguyện viên người Trung Quốc thường xuyên đến phụ bảo mẫu để chăm sóc các em.

Tình nguyện viên người Trung Quốc thường xuyên đến phụ bảo mẫu để chăm sóc các em.

Nhiều em được chùa nuôi dưỡng từ khi mới lọt lòng đến lúc trưởng thành.

Nhiều em được chùa nuôi dưỡng từ khi mới lọt lòng đến lúc trưởng thành.

Tình nguyện viên nước ngoài cũng thường xuyên ghé đến để chăm sóc và vui chơi cùng các em khuyết tật.

Tình nguyện viên nước ngoài cũng thường xuyên ghé đến để chăm sóc và vui chơi cùng các em khuyết tật.

Buổi chiều, các em lứa tuổi mẫu giáo lại cặm cụi tập viết chữ.

Buổi chiều, các em lứa tuổi mẫu giáo lại cặm cụi tập viết chữ.

Bé gái nắn nót từng nét chữ đầu đời.

Bé gái nắn nót từng nét chữ đầu đời.

Các em bé quấn quýt và vui chơi cùng thầy Cả.

Các em bé quấn quýt và vui chơi cùng thầy Cả.

Tất cả các bé ở đây đều như anh em một nhà.

Tất cả các bé ở đây đều như anh em một nhà.

Những em bị bại não không đi, không đứng cũng không ngồi được nhưng sẽ được tập vật lý trị liệu mỗi ngày.

Những em bị bại não không đi, không đứng cũng không ngồi được nhưng sẽ được tập vật lý trị liệu mỗi ngày.

Ánh mắt trong veo của trẻ thơ.

Ánh mắt trong veo của trẻ thơ.

Dù khiếm khuyết nhưng các em nhỏ luôn lạc quan và yêu thương cuộc sống.

Dù khiếm khuyết nhưng các em nhỏ luôn lạc quan và yêu thương cuộc sống.

Tại chùa Kỳ Quang 2, có những tình nguyện viên gắn bó gần 20 năm.

Tại chùa Kỳ Quang 2, có những tình nguyện viên gắn bó gần 20 năm.

Em Trần Thị Kim Chi (19 tuổi) được chùa nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ, đến nay em Chi lại phụ bảo mẫu chăm sóc các em bị não úng thủy.

Em Trần Thị Kim Chi (19 tuổi) được chùa nuôi dưỡng từ khi còn nhỏ, đến nay em Chi lại phụ bảo mẫu chăm sóc các em bị não úng thủy.

Theo Độc Lập – Vũ Phượng | Thanh Niên


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: