Dân ngụ cư kể chuyện mưu sinh đất Sài thành


Đặc điểm chung nhất chính từ dân ngụ cư tại TP Hồ Chí Minh chính là đức tính chịu khó. Dầm mưa trong một buổi chiều muộn cuối tháng 8, chúng tôi mới cảm nhận được rằng, những trận mưa bất chợt như trút nước thế này đã cuốn cả những giọt nước mắt của biết bao nhiêu con người mưu sinh ở đất Sài Gòn tráng lệ này…

Mưu sinh giữa “đất hứa” Sài Gòn

Sài Gòn góc tối mưu sinh đêm

Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh là một đô thị có mức tăng dân số cơ học cao nhất nước. Nhưng để hòa nhập với cuộc sống nơi đây, những người mang phận “dân tỉnh” đã gặp không ít khó khăn, vất vả.

Những gánh hàng rong chở nặng những lo toan cho một hành trình mưu sinh cơ cực không bao giờ dứt; dưới gầm cầu, trên vỉa hè, lề đường, bến xe, dù là đêm khuya hay lúc nắng cháy, mưa dầm, họ – dân ngụ cư, vừa “chân ướt, chân ráo” đến đây sinh sống vẫn lam lũ.

Thế nhưng đức tính lương thiện, chí thú lao động, quyết vươn lên của nhiều người “dân tỉnh” đã góp phần làm nên sự trù phú của một thành phố đáng sống…

Đất lành chim đậu

Nguồn lao động không thể thiếu 

Năm 1698, khi mới được thành lập về mặt hành chính, địa bàn Sài Gòn lúc ấy (với diện tích 50km2) có khoảng 10.000 dân. Đến năm 1863, thời điểm sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông, cả Sài Gòn – Chợ Lớn mới có khoảng 20.000 dân, kể cả người Hoa, Tây, Ấn Độ, tức chỉ cỡ non dân số một phường nhỏ bây giờ.

Năm 1905, con số là 54.745 dân nhưng sau đó gia tăng khá nhanh – với hơn 300.000 dân vào năm 1929; rồi l,77 triệu vào 1958; 2,54 triệu năm 1960; 3,33 triệu năm 1970; khoảng 4 triệu vào năm 1975 và cuối năm 2004 là 6,11 triệu. Và hiện nay, dân của thành phố này đã ở mức khoảng 14 triệu người.

Kể từ đầu thập niên 1990 tới nay, người di dân tự do là nguồn cung ứng lao động quan trọng cho nhu cầu cấp bách của các xí nghiệp và các công trình xây dựng đang mở ra ngày càng nhiều, và do đó hẳn nhiên họ đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm GDP của thành phố. Theo Sở LĐ-TB&XH, hằng năm thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cần có thêm khoảng 200.000 người, trong khi số người trong độ tuổi lao động của thành phố chỉ đạt khoảng 160.000 người, chỗ thiếu hụt này do lực lượng di dân tự do đáp ứng.

Người bán hàng rong trên các tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh đều là dân ngụ cư.

Người bán hàng rong trên các tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh đều là dân ngụ cư.

Đó là nói về mặt lao động phổ thông, còn về các loại lao động trí óc, với những người có trình độ học vấn cao như đã nêu trên, đây quả là một nguồn lực quý báu bổ sung vào đội ngũ quản lý, chuyên viên và trí thức của thành phố.

Riêng trong lĩnh vực doanh nghiệp, về văn hóa doanh nghiệp (ở cả khu vực Nhà nước và tư nhân) cho thấy chỉ có 39% giám đốc hoặc phó giám đốc sinh trưởng tại thành phố từ nhỏ. Còn lại 61% đều sinh ra và lớn lên từ các nơi khác chuyển về, trong đó 25% từ miền Bắc, 15% từ miền Trung và Tây Nguyên, 18% từ các tỉnh Nam Bộ, và 3% là Việt kiều từ nước ngoài về. Nếu khảo sát nơi các đội ngũ giảng viên, giáo viên, bác sĩ, kỹ sư hay công chức, có lẽ ai cũng sẽ thấy tình hình tương tự.

Chuyện ngày lễ, Tết

Mỗi năm vào dịp Tết, ở TP Hồ Chí Minh, người ta thấy một cuộc đi – về lớn của những người nhập cư. Họ ùn ùn ra khỏi thành phố cuối tháng Chạp âm lịch và trở lại thành phố những ngày sau Tết, gây ra tình trạng kẹt xe triền miên ở các cửa ngõ của thành phố và các bến tàu, xe, sân bay. Điều này càng cho thấy thực tế phần đông cư dân thành phố này vẫn xuất phát từ tỉnh lẻ.

Chị Nguyễn Thị Bình, quê Quảng Trị, là nhân viên của một công ty chia sẻ, chị rời quê hương vào đất Sài thành học đại học, sau khi ra trường chị đã ở lại để xin việc làm, ổn định. Cả năm làm việc vất vả nên hầu như Tết năm nào chị cũng về quê đón Tết với gia đình. Thỉnh thoảng có một vài năm chị không về được ở lại thành phố, chị mới cảm nhận được sự vắng vẻ khi mọi người đã trở về quê.

Đặc điểm chung nhất chính từ dân ngụ cư tại TP Hồ Chí Minh chính là đức tính chịu khó. Dầm mưa trong một buổi chiều muộn cuối tháng 8, chúng tôi mới cảm nhận được rằng, những trận mưa bất chợt như trút nước thế này đã cuốn cả những giọt nước mắt của biết bao nhiêu con người mưu sinh ở đất Sài Gòn tráng lệ này…

Chị Nguyễn Thị Hạnh, bán bánh mì ở khu vực đường D2, quận Bình Thạnh đang bán hàng cho sinh viên đã nhanh chóng thu gọn lại mọi thứ để đẩy xe về vì trời chuyển cơn mưa đột ngột. Nhưng bỗng chốc, mưa như trút nước. Bao nỗ lực muốn che chắn cho gánh mưu sinh ấy cũng không kịp. Bánh ướt, gia vị cũng ướt… Vậy là cả ngày hôm ấy, chị bị cụt mất vốn.

Cách đó chừng 100m, một cậu bé trạc 10 tuổi đang trú vội vào mái hiên của một hàng quán. Tay em cầm chặt xấp vé số truyền thống và dúi vào ngực áo cho khỏi ướt…

Theo CAND


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: