Tết đến nhớ đòn bánh Tét


Vốn là một nước nông nghiệp nghèo khó nên văn hóa ẩm thực ngày Tết của người Việt Nam cũng rất dân dã và bình dị. Nó được tận dụng từ những nguyên liệu có sẵn, qua đôi tay uốn nắn vuông tròn khéo léo để tạo ra những món ăn không thể trộn lẫn.

Đâu cần chờ Tết mới được ăn bánh tét

Hoài nhớ những Tết xưa

Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Sài Gòn

Đó chính là sản phẩm từ lúa gạo với sự kết tinh phong vị của đất trời. Nếu ngoài Bắc ngày Tết có bánh chưng xanh thì trong Nam lại là đòn bánh Tét. Và mỗi loại bánh lại có một số phận và nguồn gốc riêng của nó. Nếu chiếc bánh chưng gắn liền với “sự tích bánh chưng bánh dày” của hoàng tử thứ 18 con Vua Hùng là Lang Liêu tượng trưng cho trời tròn đất vuông thì đòn bánh Tét cũng có những giai thoại ly kỳ về nguồn gốc và ý nghĩa riêng.

Theo những ghi chép còn sót lại, đòn bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh) định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên (cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ). Khi ấy, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú. Theo lý giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.

2SaiGon

Từ sự hình tượng hóa của yếu tố Linga của thần Siva (mà nay còn biểu hiện rõ nhất ở khu đền tháp Mỹ Sơn) cùng với tín ngưỡng nông nhiệp vốn có nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh Tét như ngày nay. Rồi dần đà, đòn bánh Tét được sinh thành và “thai nghén”

lúc nào cũng không rõ.

Hơn nữa, đòn bánh Tét được bọc nhiều lá như người mẹ bọc lấy người con, ăn bánh Tét lại nghĩ về mẹ, sống với mẹ, như chị em đùm bọc lẫn nhau cùng một mẹ sinh ra. Đó là ngày vui nhất của đại gia đình về sum họp.

Không chỉ dừng lại ở đó, bánh Tét xanh nhân nhuỵ vàng gợi cho ta màu xanh của đồng quê, của đời sống chăn nuôi, của an vui xóm – làng… gợi cho ta niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp” của con người về một mùa xuân an bình cho mọi nhà. Tất cả những ý nghĩa đó đã đề cao sức lao động của con người, sự hoà hợp của trời đất, của con người với thiên nhiên, hướng về nguồn gốc tổ tiên.

Đòn bánh Tét muốn ngon thì gạo nếp phải trắng, thơm, được giã kỹ. Tuy cũng là nhân đậu xanh, hạt tiêu, muối,… nhưng nếu đậu xanh, nếp không ngâm kỹ thì khi nấu sẽ rất khó chín và không đẹp đòn bánh. Thời gian nấu cũng phải rất kiên trì. Muốn bánh ngon, chín và để được lâu thì phải nấu đủ 24 giờ đồng hồ. Bánh nấu chín đem vớt lên rồi ngâm với nước lạnh, tiếp đó là khéo tay nén cho bánh tròn đều và mịn.

Chiếc bánh nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm triết lý của người miền Nam về con người và cuộc sống. Tối 29-30 tết ngồi cạnh nồi bánh Tét bên bếp lửa ấm cúng, khi tiết trời chuyển sang xuân, là lúc những người con xa quê cảm nhận rõ nhất hương vị Tết quê hương.

Không biết tự bao giờ, đòn bánh Tét đã trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam. Bánh Tét đã thoát khỏi những phạm trù vật chất thông thường, trở thành biểu tượng của quê mẹ.

 Theo dân trí


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: