Họa sĩ 75 tuổi trang trí các con hẻm Sài Gòn


Bỏ tiền túi ra mua sơn và màu, ông Nguyễn Văn Minh (75 tuổi) cần mẫn vẽ các bức tranh sinh động lên các con hẻm ở Sài Gòn.

Chuyện tình đũa lệch của họa sĩ nghèo hơn vợ 21 tuổi ở Sài Gòn

Ngắm đàn gà sẽ xuất hiện trên phố đi bộ Tết Đinh Dậu

 

Hơn 2 năm nay, những hộ dân sống ở các con hẻm 62, 64 đường Nguyễn Khoái (quận 4, TP HCM) đã quen thuộc với các bức tranh sinh động được vẽ trên những khoảng tường trống.

Hơn 2 năm nay, những hộ dân sống ở các con hẻm 62, 64 đường Nguyễn Khoái (quận 4, TP HCM) đã quen thuộc với các bức tranh sinh động được vẽ trên những khoảng tường trống.

Người vẽ những bức tranh này là họa sĩ Nguyễn Văn Minh (75 tuổi, quận 4). Thời trẻ, ông Minh từng theo học trường đại học Mỹ Thuật. Nhưng do chiến tranh nên sau đó ông chuyển sang dạy học.

Người vẽ những bức tranh này là họa sĩ Nguyễn Văn Minh (75 tuổi, quận 4). Thời trẻ, ông Minh từng theo học trường đại học Mỹ Thuật. Nhưng do chiến tranh nên sau đó ông chuyển sang dạy học.

Đến khi về già, ông Minh vẫn đam mê với nghề "múa cọ". "Hai năm trước, nhận thấy những bức tường trong con hẻm tôi ở đơn điệu, nhếch nhác nên tôi vẽ thử cho sinh động. Gần như người dân ai cũng thích thú nên tôi tiếp tục phát huy", người họa sĩ già chia sẻ.

Đến khi về già, ông Minh vẫn đam mê với nghề “múa cọ”. “Hai năm trước, nhận thấy những bức tường trong con hẻm tôi ở đơn điệu, nhếch nhác nên tôi vẽ thử cho sinh động. Gần như người dân ai cũng thích thú nên tôi tiếp tục phát huy”, người họa sĩ già chia sẻ.

Vào thời điểm cuối năm, ông Minh thường xuyên dắt xe đạp đi vẽ, "khoác áo mới" cho các con hẻm trong dịp Tết. "Không chỉ người dân, lãnh đạo phường mà con cái tôi cũng thích nghệ thuật nên ủng hộ việc làm ý nghĩa này. Tôi không ép mình ngày nào cũng phải vẽ, khi nào mình có đề tài, cảm hứng thì vẽ thôi nhưng gần Tết thì vẽ nhiều hơn", ông Minh chia sẻ.

Vào thời điểm cuối năm, ông Minh thường xuyên dắt xe đạp đi vẽ, “khoác áo mới” cho các con hẻm trong dịp Tết. “Không chỉ người dân, lãnh đạo phường mà con cái tôi cũng thích nghệ thuật nên ủng hộ việc làm ý nghĩa này. Tôi không ép mình ngày nào cũng phải vẽ, khi nào mình có đề tài, cảm hứng thì vẽ thôi nhưng gần Tết thì vẽ nhiều hơn”, ông Minh chia sẻ.

Chiếc lồng xe của ông chứa đủ loại màu, sơn vừa đủ để vẽ. "Chi phí mua màu tôi đều bỏ tiền túi ra. Có khi người dân thấy vẽ đẹp thì ủng hộ thêm", ông nói.

Chiếc lồng xe của ông chứa đủ loại màu, sơn vừa đủ để vẽ. “Chi phí mua màu tôi đều bỏ tiền túi ra. Có khi người dân thấy vẽ đẹp thì ủng hộ thêm”, ông nói.

Những bức họa của ông đều mang màu sắc vui tươi, gần gũi với các chủ đề về mùa xuân, đồng quê, danh lam thắng cảnh...

Những bức họa của ông đều mang màu sắc vui tươi, gần gũi với các chủ đề về mùa xuân, đồng quê, danh lam thắng cảnh…

Một quán cơm được ông vẽ biển quảng cáo, hình ảnh các loài hoa, con gà linh vật của năm Đinh Dậu...

Một quán cơm được ông vẽ biển quảng cáo, hình ảnh các loài hoa, con gà linh vật của năm Đinh Dậu…

Có khi là những câu cảnh báo như hẻm cụt, hẻm chật, lời kêu gọi người dân giữ vệ sinh chung hoặc khuyến cáo nên chạy xe bên phải...

Có khi là những câu cảnh báo như hẻm cụt, hẻm chật, lời kêu gọi người dân giữ vệ sinh chung hoặc khuyến cáo nên chạy xe bên phải…

CHầu như bức tranh nào ông cũng thêm vào những câu thơ, lời bài hát, truyện Kiều, ca dao... Thông thường, sau vài tháng khi tranh vẽ xuống màu, ố bẩn ông đều đi sơn lại

CHầu như bức tranh nào ông cũng thêm vào những câu thơ, lời bài hát, truyện Kiều, ca dao… Thông thường, sau vài tháng khi tranh vẽ xuống màu, ố bẩn ông đều đi sơn lại

Trong số những bức tranh đã vẽ, tác phẩm "Bức họa đồng quê" ở đầu hẻm 64 là ông thích nhất. Bức vẽ này người họa sĩ tốn hết 400.000 đồng mua sơn, màu.

Trong số những bức tranh đã vẽ, tác phẩm “Bức họa đồng quê” ở đầu hẻm 64 là ông thích nhất. Bức vẽ này người họa sĩ tốn hết 400.000 đồng mua sơn, màu.

Hầu như người dân trong khu vực đều tỏ ra thích thú, ủng hộ việc làm của ông Minh. Một số người còn nhờ ông vẽ giúp biển quảng cáo cho quán của mình sao cho độc đáo nhất. "Tôi vẽ xong họ biếu bao nhiêu thì nhận, coi như tiền mua màu vẽ chứ không phải vẽ dịch vụ", ông Minh cho biết.

Hầu như người dân trong khu vực đều tỏ ra thích thú, ủng hộ việc làm của ông Minh. Một số người còn nhờ ông vẽ giúp biển quảng cáo cho quán của mình sao cho độc đáo nhất. “Tôi vẽ xong họ biếu bao nhiêu thì nhận, coi như tiền mua màu vẽ chứ không phải vẽ dịch vụ”, ông Minh cho biết.

Hình ảnh chợ Bến Thành được vẽ trước quán của ông Cao Vĩnh Cơ. "Bức họa này được vẽ 8 tháng rồi. Trước kia nhìn quán cũ kỹ lắm, có mấy bức tranh nhìn sinh động hơn và có nhiều khách đến ăn nữa", ông Cơ nói.

Hình ảnh chợ Bến Thành được vẽ trước quán của ông Cao Vĩnh Cơ. “Bức họa này được vẽ 8 tháng rồi. Trước kia nhìn quán cũ kỹ lắm, có mấy bức tranh nhìn sinh động hơn và có nhiều khách đến ăn nữa”, ông Cơ nói.

Bà Kim chăm chú xem ông Minh vẽ họa lên bờ tường nhà mình. Mỗi bức tranh ông thường vẽ trong 1-3 ngày là hoàn thiện. "Tính đến nay tôi đã vẽ khoảng 40 bức trong các con hẻm gần khu này. Giờ sức khỏe tôi còn tốt lắm nên cứ vẽ đến khi nào không còn sức thì thôi", người họa sĩ già bộc bạch.

Bà Kim chăm chú xem ông Minh vẽ họa lên bờ tường nhà mình. Mỗi bức tranh ông thường vẽ trong 1-3 ngày là hoàn thiện. “Tính đến nay tôi đã vẽ khoảng 40 bức trong các con hẻm gần khu này. Giờ sức khỏe tôi còn tốt lắm nên cứ vẽ đến khi nào không còn sức thì thôi”, người họa sĩ già bộc bạch.

Theo vnexpress.net

Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: