Sài Gòn của đạo diễn Việt kiều Caroline Guiela Nguyen


Vở kịch “Sài Gòn” là câu chuyện đa âm sắc, kể lại cuộc đời của những người Pháp, người Việt Nam bị đẩy đưa theo dòng lịch sử trải dài suốt 40 năm. Là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp.

Chạm nhẹ vào Sài Gòn một thuở xa xưa

Đến với đêm nhạc bolero cùng không gian của Sài Gòn xưa…

Sài Gòn của những năm 1956 - Ảnh: Tư liệu

Sài Gòn của những năm 1956 – Ảnh: Tư liệu

Nhà của bà Marie-Antoinette là nơi diễn ra câu chuyện vượt thời gian và không gian, vừa ở Paris vừa ở Sài Gòn, vừa ở quá khứ vừa ở hiện tại. Khách khứa đến ăn uống, hát hò, nhảy múa, yêu đương rồi khóc lóc. Họ là Linh và Edouard, là Hào và Mai hay Cécile, Antoine… Các diễn viên người Pháp, Việt Nam và Pháp gốc Việt đã hóa thân vào 11 nhân vật của vở kịch “Sài Gòn”. Trên sân khấu, tiếng nói và số phận của họ đan lồng vào cảm xúc giữa hai năm 1956 – 1996.

Vở diễn “Sài Gòn” tại Liên hoan Sân khấu quốc tế Avignon - Ảnh: Christophe/ AFP

Vở diễn “Sài Gòn” tại Liên hoan Sân khấu quốc tế Avignon – Ảnh: Christophe/ AFP

Còn rất trẻ, tài năng, có mẹ là người Việt Nam, nữ biên kịch và đạo diễn sân khấu người Pháp Caroline Guiela Nguyen từng được trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương và vinh dự nhận được 3 đề cử cho giải Molières vào năm 2015 và 2018.

Caroline Guiela Nguyen đến Sài Gòn vào năm 2015 và 2016, trong khuôn khổ chương trình nghệ sĩ lưu trú Villa Sài Gòn của Viện Pháp tại Việt Nam, để hòa nhập thực tế, tìm hiểu và thu thập chất liệu để sáng tác nên vở kịch “Sài Gòn”. Vở kịch có sự tham gia của 4 diễn viên trẻ trường Đại học Sân Khấu và Điện ảnh.

Nghệ sĩ, đạo diễn Việt Kiều Caroline Guiela Nguyen - Ảnh: FR

Nghệ sĩ, đạo diễn Việt Kiều Caroline Guiela Nguyen – Ảnh: FR

Caroline Guiela Nguyen về Việt Nam lần đầu tiên cùng mẹ năm 16 tuổi. Năm nay, cô 35 tuổi. Cô không nói tiếng Việt, như tất cả 17 anh chị em họ của mình.

“Cha mẹ chúng tôi bị ám ảnh bởi sự bắt buộc phải hòa nhập đến mức đối với họ không dạy chúng tôi ngôn ngữ của họ, bởi họ cho rằng, dạy cho con cái tiếng Việt là ngăn cản việc học tiếng Pháp”, cô nhớ lại những cuộc tranh luận gia đình vào năm 1996. “Chúng ta có về nước hay không? Tôi có những người chú, người thím, họ chưa bao giờ muốn trở về. Một số thì nói rằng họ sẽ về để chết trên quê hương, một số khác thì chỉ coi đấy là nơi để du lịch”.

Đường phố Sài Gòn vào năm 1956 - Ảnh: Life

Đường phố Sài Gòn vào năm 1956 – Ảnh: Life

Để viết vở kịch, Caroline Guiela Nguyen nhiều lần đi về Việt Nam trong hai năm, gặp gỡ những nhân chứng ở cả Việt Nam và Pháp.

“Chúng tôi đã thu được những câu chuyện, và cả những âm thanh, hình ảnh, không khí và từ tất cả những thứ đó, câu chuyện của chúng tôi ra đời”. Chẳng hạn như cô tìm thấy trên trang bán hàng trực tuyến e-bay những bức ảnh cũ về một buổi vũ hội ở Sài Gòn năm 1955, trong một khách sạn lớn, “có lẽ là Majestic hay Continental, một trong những địa điểm mà các sĩ quan và binh lính Pháp hay lui tới, trong bức ảnh, người ta thấy những phụ nữ lai và rất nhiều người da trắng, câu chuyện được bắt nguồn từ đó”. Với bức ảnh này trong tay, những thành viên trong nhóm đã thu thập những kỷ niệm của người Việt Nam.

Sau thành công tại Liên hoan sân khấu quốc tế Avignon lần thứ 71, vở kịch “Sài Gòn” liên tục công diễn và được khán giả chào đón nồng nhiệt tại các nhà hát danh giá nhất trên thế giới. Nhân chuyến lưu diễn quốc tế, Viện Pháp tại Việt Nam mời Caroline Guiela Nguyen và đoàn kịch của cô Les Hommes Approximatifs biểu diễn hai đêm tại TP.HCM.

Diễn viên Adeline Guillot và Lê Hoàng Sơn tại buổi diễn tập - Ảnh: Anne Christine Poujoulat/ AFP

Diễn viên Adeline Guillot và Lê Hoàng Sơn tại buổi diễn tập – Ảnh: Anne Christine Poujoulat/ AFP

Sài Gòn đã vinh dự nhận được 3 hạng mục đề cử cho giải Molières, liên tục công diễn tại các nhà hát danh giá nhất của Pháp như Nhà hát Odéon tại Paris, nhân chuyến lưu diễn trên toàn thế giới.

Theo motthegioi


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: