Níu lại chút nắng nghiêng mùa


Tập thơ nhỏ nhắn, giọng thơ dịu dàng, “Nắng nghiêng mùa” (Vương Chi Lan, NXB Hội Nhà văn, 2017) đem đến cho người đọc những xúc cảm dễ chịu.

Cuốn sách tái hiện hồn cũ dấu xưa của Sài Gòn

Sài Gòn thềm xưa nắng rụng (*

Mạch chủ đề chính của tập thơ là mùa, là nắng, là Sài Gòn thân thương. Lan yêu Sài Gòn với tình cảm dễ thương, trong sáng: “Qua qua lại lại/Phố vẫn thơm người”… “Mở toang cánh cửa lòng/Không khép lại” (Sài Gòn của em). Khi Sài Gòn nguội nắng, người ta thấy cô gái đó buồn hơn, vì “Yêu rất vội, mà tình đi cũng vội/Anh đến làm chi…/Mặt trời em đã lặn lâu rồi”…

11-bia-nang-nghieng-mua-1513432486891

Người con gái trong thơ Vương Chi Lan buồn vui đan xen, đầy tâm trạng của thiếu nữ khi yêu. “Người đi vẫn chưa về/Người về nào đâu phải/Tàn cuộc rồi chia hai” (Đêm Sài Gòn).

Từ góc đời mình, trong chất ngất nỗi bơ vơ, Lan nhìn những mùa đi lặng lẽ: “Góc phố chiều cô độc/Câu thơ nguệch ngoạc buồn/Khói bay vương bờ tóc/Mắt cay nồng xót thương”. Tình yêu, nay chỉ có trong huyền thoại, sau những dòng lệ rơi vì biết yêu nhầm nhưng nhủ lòng phải mạnh mẽ lên: “Khóc đi em, giọt nước trong/Chắt ra từ nỗi long đong phận người” (Xin đừng gục ngã).

Ngoài tình yêu lứa đôi, những dòng thơ Lan viết về người lính, về tình yêu quê hương đầy xúc động: “Xin hôn lên mặt biển/Như hôn lên mỗi linh hồn của những người đã hy sinh vì Tổ quốc”. Lan viết về mẹ với sự hàm ơn sâu nặng: “Trái tim ta òa khóc/Khoảng không trên mái đầu” (Mẹ gieo hạt ngọc). “Con nào mơ ước gì hơn/Một căn nhà nhỏ sạch thơm mẹ về” (Mơ ước).

Với tập thơ thứ ba này, Vương Chi Lan định hình một phong cách thơ đầy nữ tính nhưng đã suy tưởng nhiều hơn, có những tìm tòi trong ngôn ngữ biểu đạt bên cạnh chất thơ mềm mại.

Theo nld


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: