Bí ẩn Nghinh Ông xứ Dừa được vạn dân tôn kính


Những câu chuyện được kể lại bởi người dân chài xứ Dừa, về huyền tích được cứu sống kỳ diệu là những câu chuyện không còn mấy xa lạ và được truyền tụng, như một nếp nghĩ ăn sâu trong đời sống tâm linh của người dân xứ Cồn Bửng, Bến Tre.

Nằm cách thành phố Bến Tre khoảng 80km, cồn Bửng thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, đặc trưng bởi những cánh đồng bằng phẳng hoang sơ xen lẫn những giồng cát, những vuông tôm ở hai bên đường. Cồn Bửng là một cồn cát, rộng hơn trăm héc-ta, với khoảng 1 ngàn hộ sinh sống, là vùng đất xa vào nghèo nhất xã.

Hỏi bất kỳ ai từ người già đến con trẻ ở xứ Cồn Bửng, không ai là không biết câu chuyện tâm linh ăn sâu vào tiềm thức bao đời về nghi lễ Nghinh Ông. Đặc biệt Cồn Bửng có nhiều chuyện tâm linh kỳ bí, nhưng thú vị và hấp dẫn nhất là chuyện liên quan đến hai Ông Cá khổng lồ, là vị thần biển cả, nâng đỡ, bảo bọc cuộc sống người dân nơi đây suốt hàng trăm năm qua.

bt1

Khu lưu giữ xương cốt Cá Ông – Ảnh: Chu Phương

Gặp ông Phạm Đình Chiêm, 81 tuổi người coi giữ khu Di tích Lăng Ông, người cũng có hiều biết và chứng kiến nhiều câu chuyện Cá ông cứu người trong vùng, đưa đoàn đến gặp bà Đoàn Thị Xê, ở xã Thạnh Hải người được  Cá Thần cứu mạng một cách kỳ diệu.

Bà Đoàn Thị Xê, năm nay 66 tuổi, sinh út trong một gia đình làm nghề chài lưới ở vùng biển Cồn Bửng, nên thường được gọi là Út Xê. Bà hút chết ngoài biển vào năm 1973, khi miền Nam còn chưa giải phóng, năm đó bà mới ngoài 20 tuổi.

  Bà Út Xê xúc động kể lại câu chuyện được Cá Ông cứu sống kỳ diệu - Ảnh: Chu Phương


Bà Út Xê xúc động kể lại câu chuyện được Cá Ông cứu sống kỳ diệu – Ảnh: Chu Phương

Út Xê theo ghe 7 lá đi thu nghêu ngoài cửa biển, thì gặp nạn do ghe hỏng máy và bị lật giữa biển. Trong nhóm 5 người, thì 2 người biết bơi may mắn bơi được vào bờ, 3 người còn lại không biết bơi, thì 2 người bị chìm nghỉm tại chỗ và chết mất xác, bà Xê may mắn bám vào mảnh gỗ bung ra từ ghe theo sóng trôi xa ra biển. Trong phút chống chọi cuối cùng khi kiết sức lịm đi bà đã lẩm nhẩm cầu cứu cá Thần cứu mạng. Và kỳ diệu thay bà đã được Cá Ông nâng khỏi mặt nước, đầy bà vào bờ.

Nơi người chồng của bà Út Xê tìm thấy bà cũng rất đặc biệt. Đây là địa điểm bí mật vận chuyển vũ khí của đoàn tàu Không số từ Bắc vào Nam. Dù biết chắc cơ hội sống sót của vợ ông là không cao, nhưng trong quá trình đi tìm vợ, ông vẫn khấn vái mong Đức ông cứu vợ mình. Và lời cầu khấn đã linh ứng, càng củng cố thêm đức tin với rất nhiều người dân nơi đây về sự giúp đỡ của Cá Thần.

Năm 2004, sau rất nhiều các câu chuyện Cá Ông cứu người, GS – TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa – Du lịch, giảng viên trường Chính trị Quốc gia, người luôn đau đáu tâm huyết về văn hóa mảnh đất Bết Tre. Giáo sư  đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Vùng đất này nằm giữa 5 cửa song, Thế Ngũ Hành, nên ông cảm nhận thấy linh khí rất mạnh. Khảo sát kỹ hơn nữa, thì ông phát hiện cồn cát này có tới 4 điểm hạ vũ khí của Đoàn tàu Không số từ Bắc chuyển vũ khí vào Nam. Đã có cả ngàn chiến sĩ cộng sản hy sinh mất xác ngoài biển vả, nơi Cồn Bửng này. GS – TS Vũ Gia Hiền nảy sinh ý tưởng xây dựng ở đây một nghĩa trang mà ông đặt tên là “Nghĩa trang không hài cốt”. Sau đó, ý tưởng này được lãnh đạo tỉnh ủng hộ, dự án “Công viên nghĩa trang đường Hồ Chí Minh trên biển”đã được triển khai ngay tại Cồn Bửng. Kỳ lạ là, cũng trong năm này, 2 lần ông trở lại Bến Tre, cũng là 2 lần 2 Ông cá lụy bờ.

Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển - Ảnh: Chu Phương

Khu bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển – Ảnh: Chu Phương

Cá Ông ở vùng đất Cồn Bửng bao đời nâng đỡ và dung dưỡng người dân xứ này. Trong niềm tin linh thiêng của người dân, họ tin rằng Đức ông đã giúp cho họ trở về nhà an toàn từ những chuyến lênh đênh khơi xa, mưa thuận gió hòa, cho một mùa mưu sinh trên biển bớt nhọc nhằn, mùa chở nặng tôm cá giàu có từ mẹ Biển cả ban phát.

Hàng năm, cứ đến ngày 22 – 23 tháng 2, Lễ hội Nghinh Ông được diễn ra. Đây là lễ hội để tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – vị thần “Đại tướng quân Nam Hải” đã không ít lần cứu giúp dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn, đem lại điềm lành và hạnh phúc cho mọi người. Đây là dịp để giao lưu gắn kết cộng đồng ngư dân và cộng đồng dân cư.

Đền thờ Nghinh Ông ở Cồn Bửng, Thạnh Phú - Ảnh: Chu Phương

Đền thờ Nghinh Ông ở Cồn Bửng, Thạnh Phú – Ảnh: Chu Phương

Đông đảo người dân ở xứ Cồn Bừng nói riêng, tỉnh Bến Tre đều đồng nhất một nguyện vọng xây dựng Lăng ông, trùng tu  để tưởng nhớ công ơn của loài cá voi – Vị thần biển cả. Đặc biệt, một nơi khang trang để không chỉ là người dân địa phương được thờ cúng, mà còn đông đảo du khách thập phương có dịp được đến để chiêm bái, thẩm thấu giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt ở vùng đât này.

Năm nay, Ngày 14 tháng Giêng (âm lịch), tức ngày 10/2, tại Cồn Bửng, sẽ diễn ra lễ hội Nghinh Ông lớn nhất từ trước tới nay. Đó cũng là ngày khởi công Dự án xây dựng Lăng Ông trị giá 30 tỷ đồng thờ 2 Ông Cá voi. Lễ hội diễn ra trong vòng 5 ngày, với rất nhiều hoạt động thú vị, đặc biệt là lễ Nghinh Ông truyền thống từ nhiều năm nay.

Đây là năm thứ tư tổ chức lễ hội Nghinh Ông, toàn tỉnh huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia, chuẩn bị tốt cho lễ hội. Diện tích của công trình này lên tới 2.600,7 m2, với công suất thiết kế: phục vụ từ 250.000 khách du lịch trở lên; gồm Nhà chính (tiền sảnh, điện thờ, khu chứa cốt) và các hạng mục phụ khác.


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: