Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà – xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình!


“Quán của thời thanh xuân” không có chủ – không người làm thuê, không có rào cản giao tiếp. Là nơi 6 người trẻ sống và làm việc với 4 bạn câm điếc. Hạnh phúc mà mỗi người nhận lấy được chia đều như bát cơm gạo trắng dẻo thơm họ xới cho nhau dưới tán hồng buổi trưa hôm ấy.

Những con dốc ở Đà Lạt hút hồn du khách lạ đến ngỡ ngàng

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu đẹp như tranh vẽ ở ngoại ô Đà Lạt

Anh Luân thả cái dáng mỏng tang của mình xuống chiếc ghế gỗ bọc đệm, dưới tán cây hồng đang ra chi chít quả xanh. Anh vẫn mặc nguyên cái tạp dề màu đen sáng nay cuốc đất trồng rau trong vườn để tiếp chuyện những vị khách đường xa tìm đến “Quán” chỉ vì quá ấn tượng với một câu chuyện đẹp trên mạng về nơi này.

Bạn còn nhớ không “Quán của thời thanh xuân” với tấm bảng để lại lời nhắn đặc biệt: “Hôm nay cả Nhà cùng nhau về quê. Nếu bạn ghé quán cứ vào ngồi chơi nha! Nếu bạn muốn mua gì cứ lấy tự nhiên nhé. Giá tiền đều có hết rồi. Có một thùng gỗ trước căn bếp nhỏ (phòng số 3) bạn cứ để tiền vào đấy nha! Cần gì cứ gọi tụi mình nha. Tuần thiệt vui”.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 1.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 1.

Quán của thời thanh xuân - nơi có lời nhắn dễ thương rung động trái tim dân mạng.

Quán của thời thanh xuân – nơi có lời nhắn dễ thương rung động trái tim dân mạng.

Là đây, nơi con người chẳng có gì khác trao cho nhau ngoài niềm tin.

Người tạo dựng “Quán”, anh Luân, đưa cánh tay đen nhẻm gầy gầy của mình chỉ về tường nhà “hàng xóm”, nơi cánh cửa gỗ màu xanh đứng một mình lẻ loi dưới nắng, và nói: “Em thấy không cánh cửa nó ở đằng kia kìa. Đối với cuộc đời ngoài kia, cánh cửa là cánh cửa nhưng đối với anh cánh cửa là niềm tin đó em. Nói thật, từ ngày cùng nhau xây quán xong tụi anh chưa từng lắp cửa, cứ để mọi thứ đó rồi đi thôi”.

Cánh cửa là niềm tin với những người trẻ đang sống tại "Quán của thời thanh xuân".

Cánh cửa là niềm tin với những người trẻ đang sống tại “Quán của thời thanh xuân”.

Dành cho những ai chưa biết, “Quán của thời thanh xuân” là một dự án doanh nghiệp xã hội đầy tính nhân văn, giúp cho những người trẻ không nghe và nói được có những trải nghiệm về nghề nghiệp, tác phong làm việc, tích lũy vốn để có thể sống tự lập về sau.

Nhưng chúng tôi không dành bài viết này để nói về những bạn trẻ câm – điếc, chúng tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của những người có khả năng nghe nói bình thường, chấp nhận bỏ phố lên rừng ăn chay góp tiền dựng “Quán”, học ngôn ngữ ký hiệu, bán bánh trà… vẽ thanh xuân rực rỡ cho riêng mình!

Người trẻ bỏ phố lên “rừng”: Làm việc không lương vẫn thấy lời

Phạm Thị Như Quỳnh (sinh năm 1993, quê Đà Nẵng) là một bạn trẻ như thế. Quỳnh là một trong 6 người nói đang cùng sống, cùng làm việc với 4 bạn câm điếc ở “Quán”. Cô bạn từng có một năm rưỡi làm việc tại Sài Gòn nhưng vì không thể vượt qua cảm giác nhớ nhà nên đành bỏ phố về quê lập nghiệp.

Vậy mà, chỉ sau một lần lên Đà Lạt và 10 ngày làm tình nguyện ở “Quán của thời thanh xuân” (trước đó là Nhà của thời thanh xuân), Quỳnh đã quyết định rời quê lên núi. Lần này, cô bạn nhận một công việc không lương, mỗi ngày thức dậy đều phải học, gặp khó khăn thì phải tự mình tìm cách khắc phục… nhưng Quỳnh cảm thấy vui cực kỳ.

Quỳnh (mặc áo đen), hạnh phúc khi sống và làm việc không lương tại "Quán của thời thanh xuân".

Quỳnh (mặc áo đen), hạnh phúc khi sống và làm việc không lương tại “Quán của thời thanh xuân”.

Quỳnh tâm sự: “Các tình nguyện viên đều có công việc riêng của mình nhưng thời gian sống ở nhà là hết 80% rồi. Chỉ có lâu lâu có việc gì ở quê, bọn mình mới rời nhà. Hiện tại các tình nguyện viên như mình thì không có lương, còn các bạn câm điếc thì một tháng nhận hơn 2 triệu đồng. Cuộc sống ở đây khiến mình không cần đến tiền, có tiền cũng chẳng biết tiêu gì. Nhưng mỗi lần tụi mình rời khỏi đây đều sẽ được nhà trích ra 1 triệu đồng coi như lộ phí đi đường. Ngay cả anh Luân, người tạo lập dự án, cũng không có tiền chi tiêu cá nhân”.

Sống trong một môi trường luôn “Say yes”, Quỳnh phải học cách làm mọi thứ.

“Thử thách ngoài sức tưởng đầu tiên mà mình vượt qua đó chính là tự tay đóng kệ tủ. Mình tự kê gỗ, tự tay cưa, tự tay đục và tự tay khoan. Trước đó mình không bao giờ nghĩ là mình có thể làm được. Thử thách thứ 2 mình vượt qua được (không phải của riêng mình mà là của tất cả những người con gái trong nhà này) đó là đào đất xuống sâu chừng 1m sau đó san bằng để dựng cái xưởng xà phòng bằng xi măng. Các bạn điếc thì trộn hồ, mình phụ mọi người bốc gạch, xây lên. Đất ở Đà Lạt hơi khó làm. Thời gian chúng mình tự xây xưởng nhà chỉ có 2 người con trai là anh Luân và Tiến (người điếc) tham gia”, Quỳnh có thêm nhiều kỹ năng mới khi sống tại đây.

Từ quán trà đến xưởng xà phòng đều do tự tay các bạn trẻ sống tại nhà san bằng đất, xây dựng trong nhiều tháng.

Từ quán trà đến xưởng xà phòng đều do tự tay các bạn trẻ sống tại nhà san bằng đất, xây dựng trong nhiều tháng.

Hỏi Quỳnh: “Cuộc sống ở đây chậm và bình thản quá, có bao giờ bạn sợ mình đánh mất những cơ hội tuổi trẻ đang chào đón ngoài kia không?”

Quỳnh cười hiền, đáp: “Không biết các bạn khác trong nhà như thế nào nhưng riêng với Quỳnh, khi lên đây cơ hội nó đến rất nhiều, nhiều hơn cả lúc ở quê. “Quán” là nơi giúp các bạn trẻ câm điếc hòa nhập với xã hội nhưng cũng là nơi giúp những người như bọn mình có được may mắn tiếp xúc với nhiều người khác.

Bạn thấy đấy, Đà Lạt là một thành phố du lịch, sẽ có rất nhiều người hay ho tìm đến đây – những người mà mình chưa bao giờ nghĩ có thể được gặp hay trao cho mình những cơ hội nghề nghiệp mới mẻ. Mình cũng được tiếp xúc với cả những bạn trẻ nhỏ hơn mình nhưng tư tưởng lại rất hay ho”.

Không gian thơ mộng của "Quán của thời thanh xuân" khiến bạn trẻ đã đến thì chẳng muốn về nữa.

Không gian thơ mộng của “Quán của thời thanh xuân” khiến bạn trẻ đã đến thì chẳng muốn về nữa.

Người điếc có 2 năm trưởng thành ở “Quán” nhưng những tình nguyện viên như Quỳnh thì không có thời gian cố định nào để dừng cống hiến. Bạn đến đây làm việc 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng cũng được… miễn là làm hết sức.

Thanh xuân giá trị khi giúp đỡ người yếu thế hơn mình

Anh Luân (tên đầy đủ là Võ Thành Luân, sinh năm 1987, quê ở Bảo Lộc) đề nghị chúng tôi gọi những bạn trẻ không nghe – nói được đang làm việc ở đây là người điếc, không dùng từ “khuyết tật” hay “khiếm thính”.

Võ Thành Luân, người tâm huyết với dự án xã hội - Quán của thời thanh xuân.

Võ Thành Luân, người tâm huyết với dự án xã hội – Quán của thời thanh xuân.

“Đó là văn hóa của người điếc! Sứ mệnh của tụi anh là lý giải mọi người hiểu được những người điếc muốn xã hội gọi mình như vậy. Trong văn hóa của họ, gọi điếc nghĩa là tôn trọng họ. Bạn đừng suy nghĩ theo tư duy của người nói mà hãy tư duy theo kiểu cách người điếc… Đấy là người điếc nói với anh”, anh Luân giải thích.

Nhiều người hỏi Luân chấp nhận đấu giá cây đàn kỷ vật của mẹ nuôi để lại trước lúc qua đời với giá 140 triệu rồi đem số tiền đó xây nhà cho người điếc. Việc làm đó có mang lại cho anh nhiều niềm vui không?

Anh Luân được truyền cảm hứng từ nhiều người và anh muốn truyền lại cảm hứng ấy cho những bạn trẻ khác.

Anh Luân được truyền cảm hứng từ nhiều người và anh muốn truyền lại cảm hứng ấy cho những bạn trẻ khác.

Chàng trai trẻ không trả lời trực tiếp câu hỏi đó. Anh kể một câu chuyện để người đối diện nghe và tự cảm nhận.

Đó là lần anh bắt gặp Dung, một bạn người điếc, bỏ ngủ trưa để ngồi múa dấu trước sân.

Luân hỏi: Dung em đang làm gì vậy?

Dung, một bạn điếc, trả lời bằng ngôn ngữ ký hiệu: Dung đang hát, Dung đang tập hát!

Tập hát bằng những cử động của đôi bàn tay ư?, Luân thầm thốt lên trong suy nghĩ.

Đó là lúc chàng trai trẻ cảm thấy trái tim mình thật sự rung cảm. Anh thấy mình như bao người ngoài kia có giọng nói, có thể hát được, nghĩa là có mức căn bản nhất của hạnh phúc mà không hề hay biết, quý trọng.

Xây xong nhà rồi, anh Luân tìm một cái tên để đặt cho nó. Có nhiều gợi ý hiện lên trong đầu anh, nhưng rồi anh dừng lại với cụm từ: “… của thanh xuân”.

Vì sao không phải là “Quán thanh xuân” hay “Nhà thanh xuân” cho ngắn gọn nhưng vẫn đủ ý mà cứ phải có chữ “của” vào cái tên gợi nhiều xúc cảm này? Anh Luân giải thích: “Chữ của trong cái tên quán khiến cái tên bị dài và trông có vẻ thừa nhưng sự tồn tại của nó là cần thiết: tuổi trẻ của chúng mình không thuộc về ai hết, nó thuộc thời thanh xuân”.

Decor của quán do anh Luân gọi ý, các bạn người nói và người điếc sẽ cùng nhau thảo luận để trang trí làm đẹp không gian sống.

Decor của quán do anh Luân gọi ý, các bạn người nói và người điếc sẽ cùng nhau thảo luận để trang trí làm đẹp không gian sống.

Vậy thanh xuân của những người trẻ đang sống cùng các bạn câm điếc ở con dốc ngập hoa và hương bánh trà này là gì?

“Có hai cách sống cuộc đời này, một là em đi tu hẳn đi thì sẽ không còn nhìn quá khứ – tương lai nữa. Còn cách sống thứ hai, là cách tụi anh đang chọn: sống cống hiến, lộng lẫy, vui vẻ, yêu đời và nhiệt huyết. Khi về già, tụi anh sẽ hoài niệm về quá khứ có những điều tuyệt vời mình đã làm. Hạnh phúc căn bản dễ kiếm.

Khi em đang nói được, hát được nghĩa là em đã có hạnh phúc căn bản rồi. Nó sẽ còn giá trị hơn nữa khi thanh xuân của em là sống cống hiến cho cộng đồng, giúp đỡ những người yếu thế hơn mình. Với anh, đó là thanh xuân!”, người đứng sau dự án xã hội được quan tâm nhất hiện nay trầm ngâm một lúc rồi nói.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 9.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 9.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 9.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 9.

Nơi lưu giữ thanh xuân cho bạn.

Nơi lưu giữ thanh xuân cho bạn.

Tiền bạc cũng cần nhưng cả đời chỉ mong gặp được tri kỷ

Trước khi xây dựng dự án “Quán của thanh xuân”, anh Luân cũng như bao người trẻ khác – loay hoay kiếm tìm cơ hội được sống đúng với đam mê, tạo ra những giá trị hay ho và kiếm được tiền từ việc ấy.

Ý tưởng làm cafe cho riêng mình không đạt được kết quả như mong đợi, năm 2016 Luân sang Philippines du học ngành tâm lý. Cơn bão Hải Yến năm ấy khiến cuộc sống xung quanh chàng trai xáo trộn.

Nhìn thấy cảnh tượng những trứa trẻ nghèo Philippines sắp chết vì đói cướp thức ăn trên đường phố, chàng trai Việt nhói lòng nhận ra: Mình cố làm giàu cho bản thân để làm gì khi cách biệt giàu nghèo trong xã hội vẫn còn quá lớn?

Anh Luân bỏ dở việc học để về nước. Sau một thời gian trăn trở “Nhà của thời thanh xuân” ra đời. Nó là tiền thân của “Quán của thời thanh xuân” hiện tại. Căn nhà đầu tiên của cả nhóm nằm ở số 86 Đống Đa, đó là một nơi trước đây bị bỏ hoang.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 10.

“Một năm về trước sống rất cực, có những giai đoạn anh chỉ có 60 mấy ngàn trong túi và ăn chay liên tục. Anh sụt mất 10 kg trong giai đoạn đó, giờ thì đang cố gắng để tăng cân trở lại. Bạn điếc đầu tiên đến với nhà là bạn Trang. Sắp tới, Trang sẽ lấy chồng về Phan Thiết. Dần dần tụi anh có thêm vài bạn mới cùng nhau chia sẻ cuộc sống. Ngoài tiền bạc, cái khó khăn lớn nhất của tụi anh khi đó chính là ngôn ngữ ký hiệu.

Anh không hiểu các bạn nói gì và ngược lại, anh cũng biết mình sẽ phải học mọi thứ như thế nào. Nhưng khi đi cùng nhau được một chặng đường, mọi người đã tự nhiên bước vào thế giới của nhau lúc nào chẳng hay.

Bây giờ thậm chí tụi anh không cần múa dấu, chỉ cần nhìn nhau là đã hiểu câu chuyện đó là như thế nào rồi. Có rất nhiều vướng mắc ập đến trong suốt quá trình dựng nhà và duy trì hoạt động, nhưng may mắn, tất cả đã được giải quyết dần và nhà được như ngày hôm nay, anh rất vui…”, anh Luân bộc bạch.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 11.

Được có mặt vào bữa ăn trưa của các thành viên trong “Quán” là một may mắn với chúng tôi. Qua cách mọi người ăn uống, nói chuyện, những quy tắc dễ thương như cùng nắm tay trong lúc cầu nguyện trước bữa ăn, đọc to câu: “Đũa để gắp thức ăn, muỗng để ăn cơm”… tôi hiểu được điều gắn kết giữa họ: tình thương – kỷ luật – sự san sẻ.

Ở ngôi nhà này, không có chủ – không người làm thuê, cũng không có rào cản giao tiếp, không có vật gì là của riêng ai. Hạnh phúc mà mỗi người nhận lấy được chia đều như bát cơm gạo trắng dẻo thơm họ xới cho nhau dưới tán hồng buổi trưa hôm ấy.

Bữa ăn của các bạn trẻ người điếc và người nói ở "Quán của thời thanh xuân" không hề giống với bất cứ bữa ăn nào ngoài kia...

Bữa ăn của các bạn trẻ người điếc và người nói ở “Quán của thời thanh xuân” không hề giống với bất cứ bữa ăn nào ngoài kia…

Bữa ăn giản dị lắm, chỉ có giò kho, rau muống và khoai lang luộc… nhưng ai cũng ăn rất ngon miệng. Nhìn cách họ ăn và trân trọng thức ăn bạn mới thấy: Cuộc sống này cần gì mâm cao cỗ đầy, chỉ cần được ăn cùng nhau kể cho nhau những chuyện trong ngày, khuyên nhau nên làm thế nào để sống vui khỏe thì ấy là bữa ăn ngon lành nhất rồi!

Trong tiếng đũa muỗng khua nhau lách cách, tiếng mọi người nói chuyện với nhau bằng cả lời nói và lẫn ngôn ngữ ký hiệu, người “giữ lửa” cho ngôi nhà trầm ngâm trải lòng:

“Đối với anh tiền nó quan trọng, nhưng anh muốn làm sao dự án chạy được và anh không phải lo nghĩ quá nhiều về tiền. Vì tiền có thể mua được hạnh phúc nhưng hạnh phúc nó có phải là đỉnh cao hay không còn chưa biết được.

Hạnh phúc là cuối cuộc đời của bạn, bạn có bao nhiêu người tri kỷ, chia sẻ được với bạn những gì bạn nói, bạn hiểu mới là điều quan trọng… Bọn anh lao động chăm chỉ mỗi ngày và mơ về 15 năm sau mình có thể mở được Viện dưỡng lão Thanh xuân – một nơi những người cùng chí hướng, tri kỷ quây quần bên nhau lúc xế chiều”, chàng trai 8X tâm tình.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 13.

Và một điều sau cuối, anh Luân gửi gắm đến chúng tôi với mong muốn nhiều bạn trẻ khác cũng có thể thấu cảm được:

Cuộc đời nhiều biến cố rồi, thanh xuân này mình hãy hết lòng hết dạ làm điều gì đó, xong đó rồi thôi chứ đừng trách giận bản thân, hãy xem mọi thứ đến với mình là trải nghiệm. Một ngày nào đó khi nhìn lại bạn sẽ thấy: Điều gì đến với mình đều có ý nghĩa hết!

Hai chị em người Đà Lạt đến với quán trà bánh đặc biệt này để tìm kiếm những dư âm thành phố quê hương ngày thơ ấu.

Hai chị em người Đà Lạt đến với quán trà bánh đặc biệt này để tìm kiếm những dư âm thành phố quê hương ngày thơ ấu.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 15.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 15.

Có một nơi ở Đà Lạt người trẻ bỏ phố lên rừng làm bánh trà - xà phòng thơm, xây thanh xuân lộng lẫy cho riêng mình! - Ảnh 15.

Tin vui

Hiện, dự án “Quán của thời thanh xuân” đang đi sâu vào vòng trong của cuộc thi khởi nghiệp dành cho các doanh nghiệp xã hội với tên gọi ASEAN Youth Socialpreneurship Program (AYSPP), tổ chức ở Indonesia. Trong thời gian này, “Quán của thời thanh xuân” đang tích cực làm nhiều sản phẩm mới để góp tiền mua vé máy bay cho các bạn điếc sang nước ngoài tham dự cuộc thi.

Theo TRÍ THỨC TRẺ 


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: