Báo Quốc ngữ xuất hiện sớm nhất tại Sài Gòn


Báo tiếng Pháp xuất hiện khá sớm trên đất Sài Gòn, ngay cả khi Pháp chưa chiếm trọn Nam Kỳ. Đó là các tờ Le bulletin officiel de l’expédition de la Cochinchine (1861 – 1888), Le bullentin des Communes (1862).

Tìm lại cảm xúc Tết một thời với Sài Gòn – phong vị báo Xuân xưa

Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”

Đầu Thế kỷ 19, khi người Pháp chiếm được Nam Kỳ, họ quyết tâm xây dựng một trung tâm hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa… để phục vụ chiến lược khai thác thuộc địa ở vùng đất giàu có này. Và một đô thị hiện đại, “Hòn Ngọc Viễn Đông” dần hình thành. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu đến quý độc giả loạt bài tổng hợp, nghiên cứu về quá trình hình thành đô thị Sài Gòn của Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tờ báo tiếng Việt đầu tiên là tờ Gia Định báo (1865) tiếp đến là các tờ Phan Yên báo (1868), Thông loại khóa trình (1888).

Gia Định báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của Sài Gòn mà cũng là của Việt Nam. Gia Định báo lúc đầu ra mỗi tháng một kỳ, 4 trang, khổ 25×32.

Mục đích của tờ báo được Đề đốc G.Roxe trình bày rõ trong văn thư gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa ngày 9-5-1865: “Tờ báo này nhằm phổ biến trong các giới dân bản xứ tất cả những tin tức đáng cho họ lưu ý và cho họ có một kiến thức về những vấn đề mới có liên quan đến văn hóa và những tiến bộ về canh nông… Nó sẽ góp phần vào việc thay thế chữ của chúng ta vào chữ Hán, một thứ chữ mà chỉ có một thiểu số quan lại hiểu biết mà thôi”.

Tờ Gia Định báo

Tờ Gia Định báo

Từ khi Trương Vĩnh Ký được giao làm giám đốc Gia Định báo (1869) và Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút thì Gia Định báo đã cổ động cho lối học mới, phát triển chữ quốc ngữ và khuyến khích dân chúng học chữ quốc ngữ: “Nông Cổ Mín Đàm đã đăng nhiều bài tiến bộ, có ít nhiều ý thức về vai trò văn hóa và tư tưởng của một cơ quan ngôn luận. Chính nó đăng những bài đầu tiên về Duy Tân, Minh Tân…”

Báo Lục Tỉnh Tân Văn từ khi Trần Chánh Chiếu làm chủ bút đã kêu gọi cuộc Minh Tân, góp phần trong phong trào Duy Tân của cả nước đầu thế kỷ XX. Cùng với sự ra đời rất sớm của các tờ báo Việt ngữ, các sách Nôm và sách Hán được phiên âm và dịch ra quốc ngữ khá nhiều: Đại Nam quốc sử diễn ca (1871), Gia huấn ca (1882), Phan Trần (1889), Lục Vân Tiên (1889), Tam Tự Kinh (1887), Đại học, Trung Dung (1889), Minh Tâm bửu giám (1891).

Và cũng trong thời gian đó, nhiều tác phẩm, nhiều công trình biên soạn đã được xuất bản, đáng chú ý là cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của.

Bìa cuốn Đại Nam quốc âm tự vị

Bìa cuốn Đại Nam quốc âm tự vị

Sài Gòn nằm trên khúc uốn thuộc hữu ngạn sông Sài Gòn, một phụ lưu của sông Đồng Nai, cách biển 100 km thủy trình. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng đất cao Đông Nam Bộ, độ dốc sông nhỏ, sức xâm thực kém, nước sông chứa ít phù sa.

Vùng cửa sông có rừng sác giữ vai trò siết dòng, hạn chế việc lắng tụ phù sa ở cửa sông. Lòng sông sâu 8m lúc triều cường, cho phép các tàu trọng tải lớn ra vào Sài Gòn dễ dàng. Hơn nữa, vùng biển Nam Bộ thuộc chế độ thủy triệu bán nhật, nên các tàu lớn có mực nước lòng tàu sâu chỉ mất tối đa 12 giờ để có thể vào cảng. Nghĩa là không phải mất nhiều thời gian neo tàu ở tiền cảng Vũng Tàu.

Cảng Sài Gòn xưa

Cảng Sài Gòn xưa

Từ những thuận lợi trên đây, Sài Gòn dần dần trở thành một thương cảng quan trọng trên hải trình châu Âu – Viễn Đông. Hoạt động kinh tế của Sài Gòn trong những năm đầu Pháp thuộc chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngay năm 1860, đã có 246 tàu phương Tây và thuyền buồm của Trung Hoa chuyển vận hàng đến Sài Gòn và bốc dỡ hàng đi. Tổng số hàng chuyển đi lên tới 63.299 tô-nô, trong đó có 53.939 tô-nô gạo trị giá 5.184.000 quan Pháp. Trị giá hàng nhập khẩu cùng năm là 1,5 triệu quan Pháp (thuốc phiện chiếm 0,5 tấn).

Việc bốc xếp hàng tại cảng Sài Gòn do các “chánh” người Hoa đảm nhận. Các mặt xuất khẩu gồm lúa gạo, cá khô (chở từ biển hồ ở Cao Miên về) dầu thực vật, đường mía, rau sấy khô, gòn. Từ 1863, hàng xuất khẩu có thêm một số mặt hàng truyền thống như tơ tằm, muối, đay. Các sản phẩm này phục hồi và phát triển nhanh, sản lượng đã vượt nhu cầu nội địa, còn thừa để xuất khẩu

Cảng Sài Gòn, dầu mối giao thương quan trọng của cả vùng

Cảng Sài Gòn, dầu mối giao thương quan trọng của cả vùng

Một mặt hàng xuất khẩu mới cũng phát triển rất nhanh từ 1863 là gỗ chất đốt và gỗ xây dựng. Thực tế nhu cầu gỗ để xây dựng đã có từ khi Pháp chiếm Sài Gòn. Do chiến sự tiếp diễn người Pháp chưa khai thác gỗ ở rừng Nam Kỳ nên phải nhập từ Singapore. Năm 1863, tình hình ở ba tỉnh miền Đông ổn định, người Pháp mới xúc tiến việc khai thác gỗ rừng vừa đổ cung cấp cho nhu cầu tại chỗ vừa để xuất khẩu. Trị giá gỗ xuất khẩu vào 1864 lên đến 11 triệu quan Pháp.

Hàng nhập khẩu vào Sài Gòn gồm ba nhóm:

Nhóm 1: Thực phẩm và hàng hóa nhập từ Trung Hoa do Trung Hoa sản xuất, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của người Hoa tại Chợ Lớn, người Việt ở Sài Gòn và vùng phụ cận.

Nhóm 2: Thực phẩm và các sản phẩm phục vụ cho yêu cầu xây dựng thành phố Sài Gòn.

Nhóm 3: Thực phẩm và các sản phẩm do chính quyền thuộc địa cho nhập để nuôi quân, cung cấp cho các cửa hàng, cung cấp chất đốt cho các tàu hơi nước.

Tổng tải trọng hàng nhập và cảng Sài Gòn 1862 là 53.201 tô-nô. Trong số ba nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hai là nhóm có nhiều mặt hàng phong phú với khối lượng lớn

Theo khampha


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: