Giang hồ chợ Cầu Muối: Người khiến Đại Kathay cũng phải vài phần kiêng nể


Đứng đầu bảng và trở thành một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 1975 là “du đãng Cầu Muối”.

Vì sao chợ Cầu Muối lại nhiều giang hồ?

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Chuyện chợ Cầu Muối

Từ thời Pháp thuộc đến một số năm sau ngày thống nhất đất nước, Sài Gòn có những vùng đất được người lương thiện gọi là “đất dữ”, với lãnh địa của giang hồ lưu manh. Luôn có một câu chuyện hoặc một huyền thoại giang hồ nào đó gắn với lịch sử một địa danh dữ dằn. Nhưng đứng đầu bảng và trở thành một cụm từ quen thuộc với dân Sài Gòn trước năm 1975 là “du đãng Cầu Muối”.

Có thể khẳng định, bộ phim tình báo 8 tập “Ván bài lật ngửa” (kịch bản: Nguyễn Trương Thiên Lý, đạo diễn: Khôi Nguyên) là một trong những tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua.

Hai nhân vật kinh điển trong “Ván bài lật ngửa” là Cai Văn Mỹ và Bảy Cầu Muối.

Hai nhân vật kinh điển trong “Ván bài lật ngửa” là Cai Văn Mỹ và Bảy Cầu Muối.

Cho mãi đến bây giờ, khán giả mê phim Việt thập niên 90 của thế kỷ trước hẳn chưa quên cảnh Bảy Cầu Muối phóng dao giết tên Thượng cứu thiếu tá Nguyễn Thành Luân trong “Phát súng trên cao nguyên” (Ván bài lật ngửa tập 2)…

Minh Bảy Cầu Muối rất khác với nhân vật phong độ, điển trai Minh Cầu Muối trên phim ảnh. Trong “Ván bài lật ngửa” có nhân vật Bảy Cầu Muối, một tay giang hồ mã thượng “trọng nghĩa khinh tài” không có xuất phát gì từ nhân vật có thật Minh Cầu Muối vì giang hồ Cầu Muối trước 1975 không hề có ai tên Bảy Cầu Muối.

Huyết chiến tranh giành

Nhà Nguyễn từng đặt ở vùng Cầu Kho bây giờ một loạt kho đụn để thu thuế và tích trữ lương thảo. Quanh nơi kho lẫm là những khu dân cư tứ xứ sống đa phần trên ghe thuyền. Qua thời Pháp, hai lực lượng chính ở chợ Cầu Muối dù là làm chủ hay làm thuê cũng đều phải ăn, uống, ngủ nghỉ… thế là dân buôn bán đồ ăn, thức uống ở chợ Cầu Muối đã hình thành từ cư dân tại chỗ và cư dân từ nơi khác đến mưu sinh.

Các tiệm của người Hoa hình thành chung quanh chợ Cầu Muối, vừa bán đồ ăn quen thuộc như: mì, hủ tiếu, hoành thánh, xíu mại…, vừa bán các loại nước giải khát như: cà phê, nước xá xị, đá chanh, trà đá…

Cạnh đó, còn có những quán cơm mọc lên, cộng với những người gánh hàng, đội hàng đi khắp chợ Cầu Muối để đáp ứng kịp thời nhu cầu sống còn – nhu cầu ăn uống của mọi người, nhất là bà con lao động. Những chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối tranh giành mối lái với nhau.

Những bạn hàng (tức khách hàng) cũng tranh giành hàng hóa mua ở chợ Cầu Muối với nhau. Những phu khuân vác, phu xe đẩy hành nghề ở chợ Cầu Muối cũng tranh giành với nhau khách hàng (bao gồm cả người bán hay người mua)…

Một số cuộc tranh giành ở khu vực chợ Cầu Muối được hai, ba bên giải quyết ôn hòa. Nhưng cũng có không ít cuộc kết thúc bằng dao phay, gậy gộc, đâm chém… Từ thực tế những cuộc tranh giành mang tính huyết chiến ở chợ Cầu Muối đã hình thành thêm một lớp cư dân mới tại đây.

Đó là những người hầu như chỉ sống chủ yếu nhờ vào việc đấm đá: du côn, du đãng Cầu Muối (hiện nay người ta gọi là giang hồ). Các bài trước đã kể về đại ca Tư Mắt tức Nguyễn Văn Trước, nhất hô bá ứng một thời khắp cõi Nam kỳ dùng Cầu Muối là sào huyệt để nương náu. Nhưng rồi, những biến cố lịch sử, sự xoay vần của thời cuộc, Tư Mắt sau cuộc khởi nghĩa cứu Phan Xích Long cũng đã lui vào quy ẩn rồi tên tuổi cũng từ đó mà dần đi vào quá khứ.

Dân xứ lạ vẫn “xưng hùng, xưng bá”

Tuy nhiên, nếu như thời mà giang hồ bùng nổ nhất phải nói đến giai đoạn chế độ Diệm-Thiệu. Với quy mô rất lớn của chợ cá Cầu Ông Lãnh, giang hồ tụ tập về Cầu Muối ngày càng nhiều, nhưng vẫn theo kiểu hỗn quân. Có khi là cư dân tại chỗ, qua quá trình đụng chạm trong cuộc sống, nhu cầu sinh tồn đã tạo cho họ trở thành dân du côn cũng có người từ nơi khác tới.

Đại Cathay, người đứng đầu trong “Tứ đại thiên vương” (Đại, Huỳnh Tỳ, Woòng Cái, Ba Thế) chọn nơi đây để mở một sòng bạc lớn. Đúng là Đại Cathay đã thống lĩnh giới du đãng Sài Gòn trước năm 1975, tuy nhiên, nếu để nói trùm giang hồ này mà chi phối được cả khu vực chợ Cầu Muối thì là chưa chính xác.

Chợ Cầu Muối có những đặc điểm khác hoàn toàn, những cái tên cộm cán ở đây dù thế lực chẳng thể nào bằng được Đại Cathay nhưng cũng không phải đến mức sợ hãi tên trùm du đãng này, nếu có gặp nhau, có quan hệ làm ăn cũng chỉ ở kiểu “hai bên cùng có lợi”.

Một trong những tay anh, chị từ nơi khác tới chợ Cầu Muối điển hình là Nguyễn Văn Minh vốn người ở Bà Điểm, thuộc quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là huyện Hóc Môn, TP.HCM).

Với bản tính gan dạ, cộng với thành tích từng chiến thắng nhiều lần môn quyền anh (boxing) trên võ đài, Minh đã nhanh chóng thu phục tất cả các tay anh chị khác đang “hành nghề” ở khu vực chợ Cầu Muối về dưới tay mình.

Thậm chí Đại Ca thay, Chà Và Hương (thân thiết với Đại Cathay) và Minh Cầu Muối còn trở thành nhóm du đãng tin tưởng nhau. Với thực lực hùng hậu, Minh đưa ra chế độ bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của tất cả chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối diễn ra tốt đẹp.

Dĩ nhiên bù lại, các chủ vựa, chủ sạp phải trả tiền hàng tháng cho hoạt động bảo hiểm này, mà họ gọi là “bảo kê”. Minh còn đi xa hơn, bảo kê luôn những phu khuân vác, phu xe đẩy hàng đang hành nghề tại chợ Cầu Muối.

Tuy hàng tháng đành mất một khoản tiền cho hoạt động bảo kê, nhưng nhiều chủ sạp, chủ vựa cũng như nhiều phu khuân vác, phu xe đẩy chấp nhận để công việc làm ăn yên ổn, đẹp, an toàn. Tên gọi “Minh Cầu Muối” cũng xuất hiện từ đó.

Theo Hồ Tường, Minh Cầu Muối là một thanh niên có vóc người cao khoảng 1,60 mét, nước da đen, mắt lé, môi chì, ăn nói rổn rảng… “Trong mắt thằng con nít của tôi lúc đó, anh Minh là rất yêu văn nghệ, cứ rảnh là đọc mấy câu thơ nói về đạo nghĩa con người: “Thương người thất thế, lỡ đường; Thương người trung chánh, ghét phường tà gian”.

Cũng theo Hồ Tường, nhiều việc làm của Minh Cầu Muối ít nhiều đã chịu ảnh hưởng của Cậu Hai Miên. Chẳng hạn hành động “ghét phường tà gian” của Minh có thể kể là việc Minh đã trực tiếp giáp mặt với Bảy Vịt Xiêm và đánh ngã nhân vật này ngay bằng thế câu đầu giật gối, bởi vì Bảy Vịt Xiêm ỷ mình vạm vỡ nhờ tập tạ, hay bắt nạt những kẻ ốm yếu…

Còn hành động “thương người thất thế, lỡ đường” của Minh Cầu Muối thì rất nhiều. Tuy thu tiền bảo kê từ chủ sạp, chủ vựa cho đến phu khuân vác, phu xe đẩy, nhưng Minh Cầu Muối cũng sẵn lòng “xóa thuế” (bảo kê) cho ai thật sự túng quẫn, khó khăn.

Minh Cầu Muối cũng “thương người trung chánh” thể hiện rõ nhất qua việc ứng xử với võ sư Hồ Văn Lành khi mở “Võ đường Từ Thiện” ngay tại vùng đất dữ Cầu Muối từ năm 1959:

Thấy võ sư Lành mở võ đường để hướng thiện cho người học võ, có nhiều học trò – võ sĩ xuất sắc từng đoạt chức vô địch, từng đại diện màu cờ sắc áo Việt Nam để đấu đối kháng với nhà vô địch của các nước khác, Minh Cầu Muối đã tỏ ra rất nể phục, gọi ông là “cậu Út” – dù đàn em Minh Cầu Muối có lần quậy võ đường của võ sư Từ Thiện và bị ông thu phục.

Phần cuối một cuộc đời

Các chủ sạp, chủ vựa nào ở chợ Cầu Muối cũng biết rằng đồng tiền của mình đóng bảo kê chủ yếu phục vụ cho các hoạt động ăn chơi của dân du đãng, như nhảy đầm (khiêu vũ), nhậu nhẹt… thậm chí là chơi ma túy.

Cho nên không ít chủ vựa, chủ sạp ở chợ Cầu Muối đã kể tội của Minh Cầu Muối cho cảnh sát chế độ Sài Gòn. Giới giang hồ Sài Gòn đều có lãnh địa riêng, “rừng nào cọp nấy”, không xâm phạm lẫn nhau. Giang hồ Sài Gòn cũng có bệ đỡ là ai đó trong lực lượng cảnh sát.

Cho nên khi có tin báo bị truy tìm, các tay anh chị của giới giang hồ thường đến nương náu trên một lãnh địa khác cho qua… chiến dịch. Sau ngày giải phóng 30.4.1975, Minh Cầu Muối và hầu hết dân anh chị trong giới giang hồ Sài Gòn đều bị chính quyền cách mạng tập trung đưa đi cải tạo.

Đến khi được thả về thì đa số tuổi đã lớn, sức khỏe suy yếu, bệnh tật liên miên, lần lượt nối nhau qua đời, không còn khả năng gây ra thêm tệ nạn cho xã hội nữa. Minh Cầu Muối mất năm 1987..

Theo Phapluatplus

Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: