Nhìn lại nhan sắc, cuộc đời trầm luân của những mỹ nhân Sài Gòn xưa


Sài Gòn xưa có nhiều phụ nữ đẹp lắm, và cuộc đời của họ thì cứ như cuốn tiểu thuyết dài kỳ vậy.

Chân dung các mỹ nhân Sài Gòn trên bìa tạp chí Việt Nam trước 1975

Mỹ nhân Sài Gòn khiến hai công tử đốt tiền luộc trứng

Người đời thường nói hồng nhan bạc mệnh. Mà cũng đúng thế thật khi hầu hết các giai nhân đi vào lịch sử, cứ người nào số phận long đong thì y như rằng đều xinh đẹp tuyệt vời. Những câu chuyện của họ gần như đã trở thành kinh điển khi chỉ cần khẽ nhắc đến thôi là lại có vô số ánh mắt trầm ngâm, nghĩ ngợi.

Sài Gòn xưa có nhiều phụ nữ đẹp lắm, và cuộc đời của họ thì cứ như cuốn tiểu thuyết dài kỳ vậy. Những Ba Trà, Marianne Nhị hay Cẩm Nhung đều gần như nổi tiếng cho đến tận thế kỷ 21 này.

Marianne Nhị – số phận nghiệt ngã của cô gái quê nơi đô hội

Marianne Nhị một mình dấn thân vào chốn đô hội ở Sài Gòn với hai bàn tay trắng rồi có cơ duyên gặp được đàn chị nên đã nhanh chóng đổi đời sang gái phố thị. Từ đó, cô nhanh chóng nổi danh là một trong những mỹ nhân đẹp nhất Sài Gòn, được nhiều công tử, đại gia theo đuổi.

Nhan sắc xinh đẹp của Marianne Nhị từng làm khuynh đảo Sài Gòn một thời.

Nhan sắc xinh đẹp của Marianne Nhị từng làm khuynh đảo Sài Gòn một thời.

Tiếp tục dấn thân vào chốn đô hội với những cuộc ăn chơi trác táng, người phụ nữ này qua tay khá nhiều vị đại gia từ trùm giang hồ cho tới công tử nhà giàu. Từ đó, cô có cho mình khối bất động sản khá lớn. Có lời đồn rằng, do dùng bùa ngải nên cô gái ấy mới có thể quyến rũ được nhiều đàn ông đến thế.

Sau đó, bắt chước “mốt” ăn chơi của các tài tử điện ảnh bấy giờ, cô Tư Nhị cũng ngậm ống điếu thật dài, để tạo ra một phong cách thanh lịch và quý phái. Người đời miêu tả lại rằng, nhiều đêm, cô Nhị ngả bên bàn đèn, mơ màng tận hưởng sự khoái lạc của “nàng Phù Dung”. Có lẽ cuộc đời cô Nhị cũng từ đây mà rẽ sang hướng khác khi cô bỗng dung biệt tích khỏi giới ăn chơi và được bắt gặp bởi một người quen cũ trong bộ dạng của kẻ ăn mày.

Cô Nhị đời tàn vì nàng tiên nâu

Cô Nhị đời tàn vì nàng tiên nâu

Người đó miêu tả rằng người đàn bà ấy trước kia là hoa khôi lừng lẫy một thời, giờ đây môi thâm đen, đôi chân nõn nà quấn quanh mấy lớp vải dính máu mủ với đám ruồi bu đen không ngớt, trông dơ dáy, não nề. Thật thương thay cho số phận cô gái quê dấn thân nơi đô hội phù hoa.

Ba Trà – nàng hoa khôi cô độc

Bị gia đình hắt hủi ngay từ lúc mới sinh, cô gái nghèo Ba Trà một mình từ đất Long An lên Sài Gòn đổi đời. Với dung mạo xinh đẹp, cô gái 16 tuổi và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” của đất Nam kỳ hoa lệ và lần lượt “đốn ngã” hàng loạt những tay chơi hào hoa, giàu có bật nhất, trong đó có cả Công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng.

Cô Ba Trà xinh đẹp lẫy lừng khiến bao người si mê.

Cô Ba Trà xinh đẹp lẫy lừng khiến bao người si mê.

Bước chân vào nghề bán sắc buôn hương, cô Ba Trà có không biết bao nhiêu mối tình mà kể, nhưng trong số đó đương nhiên chẳng có ai là thật lòng, họ chỉ lợi dụng khuôn mặt xinh đẹp kia để mua vui mà thôi.

Thân phận cô Ba Trà từ nhỏ đã cực nhọc, nhiều người nói rằng chính những bi thương từ thuở ấu thơ đã góp phần hình thành nên tính cách của người đẹp đất Nam Kỳ sau này: coi đời lạnh như băng. Cô sống buông thả nửa thực nửa mê, khi vung tiền vảy như trấu, lúc lại nghèo rớt mồng tơi.

Ba Trà chụp ảnh cùng Công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng.

Ba Trà chụp ảnh cùng Công tử Bạc Liêu ăn chơi khét tiếng.

Cũng có tin đồn Ba Trà dùng đến bùa ngải để chinh phục đàn ông nhưng không có kiểm chứng. Chỉ biết rằng, cuộc đời người con gái làng chơi ấy cuối cùng đã kết thúc ở dưới gầm cầu thang của một chung cư tại Sài Gòn trong cô đơn và nghèo khổ.

Cẩm Nhung – vũ nữ quyến rũ và cái kết sầu bi

Cẩm Nhung xuất thân ở Hà Nội nhưng theo gia đình di cư vào Nam và trở thành vũ nữ chuyên nghiệp vào năm 19 tuổi. Nhan sắc của cô vào thời điểm đó được miêu tả là không nòi bút nào viết nổi. Tại vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do – một trong những con đường phồn hoa và đắt giá nhất Sài Gòn, Cẩm Nhung gặp gỡ và phải lòng trung tá Trần Ngọc Thức, một tay chơi có tên tuổi làm trong ngành xây dựng công trình quân sự và đã có gia đình. Việc đến tai vợ ông là Lâm Thị Nguyệt, với biệt danh Năm Rađô. Bà đã nhiều lần đón đường, hăm dọa Cẩm Nhung nhưng không có hiệu quả

Bà Năm Rađô đã mua một can axít sunfuric đậm đặc từ một cơ sở sản xuất bình ắc quy, thuê hai người đàn ông tiến hành vụ đánh ghen. Sau đó, trên đường rời nhà ra xe đưa rước đến vũ trường, Cẩm Nhung bị một người đàn ông tạt ca axit đậm đặc vào mặt. Cô được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay sau đó nhưng chỉ giữ được mạng sống, đôi mắt đã mù loà và nhan sắc bị huỷ hoại hoàn toàn, khuôn mặt cháy xám, thẹo lồi lõm và cặp mắt mờ đục lồi ra ngoài như mắt ếch.

Gương mặt tàn tạ của Cẩm Nhung sau khi bị đánh ghen tàn bạo.

Gương mặt tàn tạ của Cẩm Nhung sau khi bị đánh ghen tàn bạo.

Sau nhiều lần chữa trị thất bại, Cẩm Nhung lao vào đập phá, nghiện ngập, hút thuốc, uống rượu. Sau khi tiêu tán hết tài sản và hai người thân nhất qua đời, năm 1969, cô ra trước chợ Bến Thành, đeo trên ngực bức hình chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức để ăn xin. Cuộc đời lên xuống bấp bênh, cuối cùng Cẩm Nhung nhận được sự giúp đỡ tận tình của người bạn tên Quốc Hùng, người đã thầm thương trộm nhớ cô để có được sự ổn định.

Đúng nửa thế kỷ sau vụ đánh ghen, Cẩm Nhung qua đời tại một xóm trọ nghèo ở Kiên Giang

Theo Tri Thức Trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: