Sài Gòn báo xưa và văn hóa xích lô “xuống xe qua cầu”


Báo chí ngày nay hầu như xuất bản ở mọi tỉnh thành chứ trước 1975 ở khu vực miền Nam chỉ “ra lò” ở Sài Gòn.

 "Em ơi Sài Gòn... báo"!


“Em ơi Sài Gòn… báo”!

Ba mẹ tôi có mua căn nhà nhỏ trong hẻm trên đường Phạm Đình Hổ (quận 6) cho mấy anh chị lớn ở đi học, đi làm. Ba tháng hè ba mẹ và tôi cũng từ quê lên sống cùng các anh chị và công việc thường làm của tôi là… đi mua báo. Nhà có mấy người mà coi nhiều loại báo khác nhau.

Ba tôi thì mỗi ngày có người tới phát tờ Viễn Đông Nhật Báo (tiếng Hoa), chị Tư tôi thì mê tờ Sân Khấu Mới, còn chị Năm lại thích tạp chí Hồng.

Riêng mẹ tôi là đặc biệt nhất, coi cùng lúc 3 tờ báo.

Đó là tờ Trắng Đen mà có lẽ bà thích từ lúc báo này đăng loạt bài về việc truy tìm đứa con gái rơi của tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi Bokassa khi ông “lăng nhăng” với một cô gái Việt khi còn là lính lê dương tham chiến ở Việt Nam.

sai-gon-bao-va-van-hoa-xich-lo-xuong-xe-qua-cau3 sai-gon-bao-va-van-hoa-xich-lo-xuong-xe-qua-cau4

Còn với tờ Tin Sáng thì có lẽ “cảm tình” với ông chủ bút dân biểu Ngô Công Đức (còn có bút danh nổi tiếng Tư Trời Biển) có vợ người đồng hương Trà Vinh, còn tờ thứ 3 là Độc Lập thì do tờ báo này có mục… cho số đề! Mục này thường thể hiện bằng một hình vẽ ngoằn ngoèo với lời bàn của “chuyên gia” nào đó đưa ra hai con số đầu đuôi!

Vậy là nhiệm vụ của tôi hằng ngày cuốc bộ từ nhà sang đường Dương Công Trừng “truy lùng” mấy tờ báo đó.

sai-gon-bao-va-van-hoa-xich-lo-xuong-xe-qua-cau5

“Xuống xe qua cầu” – văn hóa xích lô Sài Gòn

Nói xích lô là hiểu xe xích lô đạp chứ không phải xích lô máy. Có thể nói xe xích lô là phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất Sài Gòn qua nhiều thập kỷ nối tiếp đến sau ngày giải phóng hàng chục năm, nuôi sống hàng ngàn dân lao động.

Theo quan sát của bạn đọc Thanh Vân, hai người mà ngồi thong thả trên chiếc xích lô là thuộc típ… "người mẫu" gầy lúc đó! - Ảnh: LIFE

Theo quan sát của bạn đọc Thanh Vân, hai người mà ngồi thong thả trên chiếc xích lô là thuộc típ… “người mẫu” gầy lúc đó! – Ảnh: LIFE

Tôi không biết người chế tác chiếc xe này có ý chở mấy người, nhưng rõ ràng với khổ người Việt thì một người ngồi khá rộng, còn hai người thì chật, nên người ngồi trong buộc phải ngồi chéo giò. Hai người mà ngồi thong thả có chăng là thuộc típ… người mẫu gầy!

Chuyện “xuống xe qua cầu” gần như là mặc định tự nhiên, dễ dàng bắt gặp ở các cây cầu như Bình Tiên, Phạm Đình Hổ, Chà Và, Chữ Y… và “đỉnh điểm” là cầu Sài Gòn. Ai “lì lợm” ngồi trên xe thì coi chừng bị nhắc khéo, bị nhìn như người từ hành tinh khác. Có thể xem đây là nét “văn hóa xích lô” của người Sài Gòn xưa.

Lần đó tôi và bà chị Hai đi xích lô từ chợ Lớn Mới qua đường Văn Thân thăm người quen. Khi xe vừa tới dốc cầu Bình Tiên thì dừng lại, chị Hai bảo tôi xuống xe, tôi hỏi “bộ tới rồi sao?”. Chị bảo chưa và xuống xe là để cuốc bộ qua cầu chứ làm sao chú xích lô chạy hay đẩy lên dốc nổi.

sai-gon-bao-va-van-hoa-xich-lo-xuong-xe-qua-cau6

Từ đó quan sát tôi thấy chuyện “xuống xe qua cầu” gần như là mặc định tự nhiên, dễ dàng bắt gặp ở các cây cầu như Bình Tiên, Phạm Đình Hổ, Chà Và, Chữ Y… và “đỉnh điểm” là cầu Sài Gòn. Ai “lì lợm” ngồi trên xe thì coi chừng bị “nhắc khéo”, bị nhìn như người từ hành tinh khác. Có thể xem đây là nét “văn hóa xích lô” của người Sài Gòn vậy.

Lần khác thì tối hôm đó ông anh Ba chở tôi trên chiếc Honda Dame mới cáu cạnh. Đang dừng đèn đỏ thì nghe tiếng rầm phía sau. Nhìn lại, trời, một cái cảng xe xích lô “hun” nát bét chụp đèn sau. Dắt xe vào lề giải quyết. Anh xích lô xuống nước ca “bài ca con cá” (năn nỉ): Anh thông cảm, sáng giờ chạy được chút đỉnh đưa vợ lo cơm nước. Tối tính kiếm vài cuốc đóng tiền thuê xe mà chưa có cuốc nào lại vô ý…

Tất nhiên là xí xóa thôi. Nhưng qua đó tôi còn biết được một “góc khuất” của người lao động Sài Gòn là đâu phải anh xích lô nào cũng sở hữu được “cái cần câu” của mình!

Theo Thanh Vân/Tuổi trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: