Từ vụ Hiệp sĩ đường phố bị sát hại, nhìn ra cách xử sự của người Mỹ


Trở thành một người hùng “trượng nghĩa”, sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác chắc chắn là điều tốt đẹp, đáng trân trọng và mong muốn của nhiều người, nhưng các chuyên gia nước ngoài khuyên người dân nên cân nhắc kỹ khi định làm như vậy.

Dân mạng tiếc thương các ‘hiệp sĩ’ xả thân bắt cướp ở Sài Gòn

Mô hình “hiệp sỹ” đường phố: Cần có hành lang pháp lý cụ thể

Những người xung quanh làm ngơ khi nhóm thanh thiếu niên đánh đập một người đàn ông.

Những người xung quanh làm ngơ khi nhóm thanh thiếu niên đánh đập một người đàn ông.

Mới đây, một vụ cướp táo tợn xảy ra ở Sài Gòn. Hai tên cướp đi Exciter toan đánh cắp một chiếc SH thì bị nhóm 5 “hiệp sĩ đường phố” phát hiện, ngăn chặn. Những tên cướp chống trả quyết liệt, dùng dao đâm chết hai người trong nhóm “hiệp sĩ” và làm 3 người khác bị thương trước khi tẩu thoát.

Những vụ cướp bóc, bạo lực có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nhưng phản ứng của người dân và khuyến cáo của cơ quan chức năng mỗi nơi lại khác nhau.

Đối với người dân Mỹ, hình tượng người anh hùng xả thân hành động nghĩa hiệp giống như Batman, Superman hay các siêu anh hùng khác là điều mà họ luôn luôn hướng đến. Đó cũng là lý do các bộ phim bom tấn về siêu anh hùng luôn thu hút sự chú ý đặc biệt ở thị trường Mỹ và trên toàn cầu.

Nhưng một chuyên gia Mỹ cho rằng, nếu chứng kiến những vụ phạm tội như vậy, người dân cần cân nhắc tránh hành động hoặc dùng lời nói làm sự việc trở nên xấu đi – theo New York Daily News. Việc hành động theo một cách khác hoàn toàn không có nghĩa là làm cho bạn trở thành người xấu, hay kẻ hèn nhát.

“Tất nhiên hãy để bản năng sinh tồn quyết định”, Giáo sư Eugene O’Donnell, chuyên ngành tội phạm học tại Đại học John Jay và là cựu cảnh sát New York nói. “Bạn không thể giúp người khác khi chính bạn nguy hiểm”.

Đây là những nhận định của O’Donnell, khi cảnh sát New York bắt giữ nghi phạm thứ hai trong vụ hành hung người khác dã man tại một nhà hàng ở khu Brooklyn.

Sự việc xảy ra tại nhà hàng Texas Chicken & Burgers vào đầu tháng 3.2017. Nạn nhân Joseph Molohon, 37 tuổi, bị hành hung dã man khi định trả tiền ăn cho một nhóm thanh niên côn đồ, cảnh sát cho biết.

Theo lời kể của nhân chứng và hình ảnh do camera nhà hàng ghi lại, Molohon ngồi cạnh quầy thu ngân trong khi các thực khách đang xếp hàng. Có hai người đàn ông khi đó tiến đến.

Một kẻ hét to về việc không ai cho chúng đồng nào. Molohon vừa lên tiếng ngỏ ý muốn trả tiền ăn cho chúng, gã này lập tức lao đến và hét lên: Tao có tiền. Tao có tiền. Việc chó gì đến mày”.

Molohon bị đánh đập thậm tệ đến gãy xương mũi và nằm bất động trên sàn nhà. Những thực khách khác vẫn bình thản vào ra, làm như không có việc gì cho đến khi cảnh sát đến và đưa Molohon đi viện.

Cảnh sát sơ cứu cho người đàn ông bị đánh gục tại trung tâm mua sắm Southgate ở Canada.

Cảnh sát sơ cứu cho người đàn ông bị đánh gục tại trung tâm mua sắm Southgate ở Canada.

Sự việc đã gây tranh cãi về sự vô cảm của những người chứng kiến. Tuy nhiên, lời khuyên của O’Donnell trong trường hợp này đơn giản là, “hãy tránh trở thành người hùng, tìm một nơi an toàn và gọi cảnh sát”.

“Đó là nhiệm vụ của chúng ta, khi cảnh sát không có mặt ở đó”, O’Donnell nói. “Chúng ta có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là hãy quan sát và sẵn sàng trở thành nhân chứng tại phiên tòa, trừ khi đó là tình huống liên quan đến sự sống và cái chết”.

“Và cũng đừng chờ ai đó sẽ gọi cảnh sát”, O’Donnell nói. “Nếu có đến 20 cuộc gọi thì đó cũng là điều tốt. Bởi cảnh sát biết có chuyện khẩn cấp xảy ra”.

O’Donnell nói, nếu không được đào tạo bài bản và không đủ kỹ năng, việc can thiệp vào một vụ việc nào đó chỉ càng khiến tình hình trở nên phức tạp. “Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động, và điều đầu tiên bạn nghĩ đến là việc mình sẽ làm điều đúng đắn nhất”.

Trong trường hợp này, cảnh sát New York cũng tán thành. “Nếu một ai đó là nạn nhân của một tội ác, hay muốn trình báo cảnh sát về một tội ác hoặc cần sự trợ giúp của cảnh sát, thì hãy gọi thông qua đường dây nóng”, phát ngôn viên Sophia Mason nói.

Trong một trường hợp khác, một cụ ông 61 tuổi qua đời vì bị thương nặng, sau khi cố gắng tìm cách ngăn chặn bọn cướp tại trung tâm mua sắm Southgate ở nam Edmonton, Alberta, Canada.

Sỹ quan cảnh sát David Veitch nhấn mạnh rằng mặc dù có nhiều cách để ngăn chặn tội ác, những người đứng ngoài nên tránh tham gia trực tiếp vào vụ việc. Điều quan trọng nhất là rời ra xa để đảm bảo an toàn.

“Bản năng của con người khiến chúng ta muốn can thiệp, nhưng chỉ nên làm điều đó khi đã đảm bảo cho sự an toàn của chính bản thân mình, không chỉ là sự an toàn của các nạn nhân”, Veitch nói.

Nỗ lực nhằm ngăn chặn tội ác có thể trở thành hành động nguy hiểm, Veitch giải thích. Trong vụ việc trên, kẻ tấn công cụ ông 61 tuổi đã bị bắt giữ với cáo buộc giết người cấp độ 2.

Sỹ quan cảnh sát Veitch cho rằng, những người ngoài cuộc nếu có thể, hãy tìm cách chụp ảnh làm bằng chứng cho cảnh sát về sau này. Và điều quan trọng là phải gọi điện thông báo vụ việc cho cảnh sát.

 Theo danviet

Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: