Nghề làm “ông Táo” duy nhất còn sót lại ở Sài Gòn


Nghề làm lò đất đang mai một dần khiến những người có tâm huyết muốn giữ lấy nghề cũng khó, bởi lớp người có kinh nghiệm đã già, còn lớp trẻ lại không mặn mà.

Nằm sát bên con kênh Ruột Ngựa – đường Võ Văn Kiệt (Phường 16, quận 8), cơ sở sản xuất lò đất của ông Trần Văn Tiếp được xem là nơi sản xuất lò đất duy nhất còn sót lại ở TP.HCM, hậu duệ cuối cùng của làng nghề Phú Định.

Trước đây, ở khu vực quận 8, nghề làm lò đất phát triển mạnh, ăn nên làm ra. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa, nhiều cơ sở bị dẹp bỏ để nhường chỗ cho các cơ sở hạ tầng khác mọc lên. Bên cạnh đó, ngày nay, công nghệ hiện đại tiên tiến, người dân chuyển sang sử dụng các loại lò gas, điện nên nghề làm lò đất mai một dần. Tuy vậy, vì muốn giữ lại nghề truyền thống, cơ sở của ông Tiếp vẫn không chùn bước, cố gắng duy trì hoạt động và phát triển với quy mô lớn hơn.

nghe-lam-ong-tao-1

Những chiếc lò đất được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của những người có tâm huyết với nghề

Do chỉ còn mỗi cơ sở của mình sản xuất lò đất nên đây cũng là điều kiện thuận lợi để không phải tranh giành hay phân chia thị trường. Trong cái rủi có cái may, cơ sở lò đất của của ông Tiếp được ưa chuộng và xuất sang các tỉnh lân cận. Phát triển là vậy nhưng ông Tiếp không biết cơ sở của mình sẽ còn tiếp tục duy trì trong bao lâu khi mà người có kinh nghiệm, hăng hái với nghề thì ngày một già, còn những thanh niên có sức khỏe, lại non kinh nghiệm lại không mặn mà với nghề.

Ông Tiếp cũng giống như hơn 30 công nhân đang làm việc tại đây đều canh cánh trong lòng một tâm trạng, đó là giá trị của một nghề truyền thống đang trên bờ vực “chết yểu”.

Một số hình ảnh PV Nhịp Sống Thời Đại ghi lại tại Cơ sở sản xuất lò đất Năm Tiếp:

nghe-lam-ong-tao-2

Đất sét được lấy từ Long An về, sau qua quá trình xử lý được trộn với trấu hầm để tăng mức độ chịu nhiệt của lò khi nung cũng như trong quá trình sử dụng.

Sau khi nặn lò xong, lò được phơi dưới nắng cho ráo sẽ mang vào chỉnh sửa như cắt, gọt những lớp đất thừa trên sản phẩm, đồng thời cắt tạo miệng lò. Đây là khâu làm việc cần phải có sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ của những người thợ.

Người thợ sẽ dùng một thanh gỗ vỗ, nén ba cái “gù” trên lò đất.

Sau khi nặn lò xong, lò được phơi dưới nắng cho ráo sẽ mang vào chỉnh sửa như cắt, gọt những lớp đất thừa trên sản phẩm, đồng thời cắt tạo miệng lò. Đây là khâu làm việc cần phải có sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ của những người thợ.

Người thợ sẽ dùng một thanh gỗ vỗ, nén ba cái “gù” trên lò đất.

Sau đó, người thợ sẽ dùng dao cắt, gọt 3 cái gù phá trên lò theo đúng vị trí.

Lò đất lại tiếp tục mang ra phơi nắng khoảng 2 ngày.

Những miếng đất vụn, người ta sẽ tận dụng để làm vỉ lò.

Ngày nay trong quy trình sản xuất có sự hỗ trợ của máy móc nên đỡ tốn công.

Khi lò đất đã được khô ráo sẽ mang đi nung khoảng 35 giờ. Đây là khâu quan trọng nên nhân công phải túc trực xuyên suốt.

Những chiếc lò sau khi nung sẽ được tiếp tục gia công.

nghe-lam-ong-tao-12

Những miếng thiết được cắt, uốn khéo léo để làm áo cho lò.

Đây là sản phẩm được hoàn thành. Mỗi chiếc lò đến tay người sử dụng phải trải qua rất nhiều công đoạn, khó nhọc, tỉ mỉ.

Đây là sản phẩm được hoàn thành. Mỗi chiếc lò đến tay người sử dụng phải trải qua rất nhiều công đoạn, khó nhọc, tỉ mỉ.

Nguồn: Duy Nam (nhipsongthoidai.com.vn)


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: