5 điều bạn chưa biết về đường Đồng Khởi


Đồng Khởi – “Con đường sang trọng bậc nhất TP HCM” đã chứng minh vị thế độc tôn của mình qua hơn 150 năm gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố phát triển năng động.

Đồng Khởi  con đường đẹp, cổ xưa và sầm uất

Năm 1861, khi Sài Gòn lọt vào tay quân Pháp, đường Đồng Khởi ngày nay đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nhưng phải chờ đến ngày 1/2/1865, khi Đề đốc De La Grandière đổi tên cho con đường thành Catinat, mới thực sự mở ra thời kỳ vàng son cho chính nó và cả thành phố Sài Gòn.

dong-khoi-3

Đồng Khởi xưa có tên là Catinat – còn có tên khác là “Rue no.16” (thời Pháp thuộc).

Từ đó đến nay, đường Đồng Khởi đã có hơn 150 năm lịch sử, trở thành một trong những con đường lâu đời nhất tại TP HCM

dong-khoi-4

Đồng Khởi xưa nhìn từ trên cao, tấp nập và sầm uất.

Đồng Khởi là 1 trong 8 con đường “đắt” nhất Việt Nam

Nằm ở quận 1 – trung tâm kinh tế văn hóa TP HCM với vị trí đắc địa và thường xuyên thu hút một lượng lớn du khách trong ngoài nước đến tham quan, lưu trú và kinh doanh khiến cho Đồng Khởi từ lâu đã trở thành “con đường vàng” của những nhà đầu tư bất động sản. Theo thông tin từ cuộc khảo sát giá đất thị trường tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố của Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất TP HCM, giá đất tại tuyến đường Đồng Khởi có mức giá gần 600 triệu/m2, cao nhất TP HCM.

dong-khoi-5

Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn… có giá đất đắt nhất TP HCM.

Đồng Khởi là một chứng nhân lịch sử 

Nhà báo Pháp Lucien Bodard từng ví đường Đồng Khởi như cái cuống rốn của Sài Gòn (xưa), hay có một cách ví von khác, là nơi lắng nghe nhịp đập của trái tim Sài Gòn. Trong chiến tranh, đây là nơi từng xảy ra những sự kiện quan trọng. Nơi đây có dinh thự của Cao ủy Pháp, Bộ Tổng tham mưu, Bộ chỉ huy MAAG…

dong-khoi-2

Từ năm 1954 đến 1975, Đồng Khởi mang tên là đường Tự Do.

Đồng Khởi con đường của văn hóa

Quy tụ những tụ điểm từng là nơi giao lưu văn hóa của giới thượng lưu, trí thức thành phố như hiệu bán đĩa hát Ménestrel (gần nhà hàng Bông Sen ngày nay), rạp Catinat (nằm trên một con hẻm đâm ra đường Catinat), nhà hàng Brodard nhà thuốc Tây Soliréne, rạp hát Eden, tiệm sách Albert Portail, nhà hàng La Pagodel … ngày đêm ra vào tấp nập. Tiếp nối nhịp sống sôi động đó, đường Đồng Khởi ngày nay cũng trở thành điểm đến náo nhiệt, quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người dân TP HCM với nhiều hoạt động, sự kiện hoành tráng thường được diễn ra tại đây trong những dịp lễ, hội lớn của thành phố: lễ hội đón Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tết Dương lịch, lễ Giáng sinh, ngày Thống nhất đất nước 30/4…

DongKhoi-3

Đồng Khởi – con đường của kiến trúc

Xưa, đường Đồng Khởi tự hào với những công trình văn hóa đồ sộ như Nhà hát thành phố, Nhà thờ Đức Bà, quảng trường Francis Garnier đến những cơ quan chính phủ như dinh Thống đốc Nam Kỳ (1868), tòa đô chính (1908) nay là Ủy ban nhân dân TP.HCM … và hàng loạt khách sạn sang trọng tồn tại đến tận hôm nay như Continental (1880), Majestic (1925), Grand Hotel Saigon (1930). Nay con đường danh giá này mang thêm màu sắc đương đại từ những công trình đẳng cấp 5 sao như tháp đôi TTTM Vincom và khu căn hộ cao cấp Vinhomes Đồng Khởi, tòa nhà Opera House, tòa nhà Saigon Metrepolitant… Đây là những công trình hiện đại phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí mua sắm cao cấp, tập trung những thương hiệu hàng đầu với hệ thống nhà hàng sang trọng, dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu.

dong-khoi-6

Với một vị thế độc tôn và tầm quan trọng bậc nhất đối với kinh tế, văn hóa, chính trị, du lịch, là sự kết hợp hoàn hảo, hòa quyện giữa lịch sử, hiện tại và tương lai; đường Đồng Khởi xứng đáng với danh xưng “con đường vàng”, “trái tim” không thể thay thế được của Sài Gòn – TP HCM.

Nguồn: Mộc Trà


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: