Chợ trầu cau nửa thế kỷ ở Sài Gòn


Tọa lạc trên đường Lê Quang Sung, đối diện bến xe Chợ Lớn quận 6, TP.HCM chợ trầu cau này đã tồn tại hơn nửa thế kỉ.

Trước kia chợ có hàng trăm sạp, gánh trầu được bày bán. Đặc biệt, vào dịp cuối năm là thời điểm có nhiều hoạt động lễ hội, giỗ chạp, đám cưới thì lượng khách đông đến hàng ngàn lượt người, nhộn nhịp từ 3 giờ sáng đến tối mịt mỗi ngày.

Toàn cảnh chợ trầu cau cuối cùng của Sài Gòn. Ảnh: PHẠM KHÁNH

Toàn cảnh chợ trầu cau cuối cùng của Sài Gòn.
Ảnh: PHẠM KHÁNH

Thời điểm đó, nơi này là chỗ cung cấp trầu cau chủ yếu cho các chợ ở Sài Gòn và thậm chí là cả vùng miền Đông Nam Bộ.Trầu ở đây nổi tiếng với hương vị cay thơm rất đặc trưng.

Giờ chợ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cúng kiếng, cưới hỏi của người dân. Ảnh: MẪN NGHI

Giờ chợ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cúng kiếng, cưới hỏi của người dân.
Ảnh: MẪN NGHI

Hiện chỉ còn lác đác 10 sạp, quầy bán tại chợ. Ảnh: PHẠM KHÁNH

Hiện chỉ còn lác đác 10 sạp, quầy bán tại chợ.
Ảnh: PHẠM KHÁNH

Hiện nay chợ trầu cau còn chỉ chừng 10 sạp, vì người Việt Nam đã không còn giữ thói quen ăn trầu nữa. Giờ người ta chỉ đến với chợ trầu cau mỗi dịp cúng kiếng, cưới hỏi.

Đặc biệt, người bán ở đây còn têm “khuyến mãi” cho khách đến mua trầu.

Trang trí cau cho khách mua vào dịp cưới hỏi. Ảnh: MẪN NGHI

Trang trí cau cho khách mua vào dịp cưới hỏi.
Ảnh: MẪN NGHI

Kiểu têm cánh phượng thường được nhắc đến trong truyện Tấm Cám. Ảnh: MẪN NGHI

Kiểu têm cánh phượng thường được nhắc đến trong truyện Tấm Cám.
Ảnh: MẪN NGHI

Người bán lo sợ sẽ có một ngày chợ trầu cau không còn nữa.  Ảnh: MẪN NGHI

Người bán lo sợ sẽ có một ngày chợ trầu cau không còn nữa.
Ảnh: MẪN NGHI

Thế nhưng, khi được hỏi rằng có nghĩ đến chuyện nghỉ bán không, những con người ở đây vẫn lắc đầu nguầy nguậy. Bà Nguyễn Thị Lên (81 tuổi) còn cười và bảo với chúng tôi rằng sẽ “bán đến khi nào chết thì thôi…”

"Bán đến khi nào chết thì thôi..." Ảnh: MẪN NGHI

“Bán đến khi nào chết thì thôi…”
Ảnh: MẪN NGHI

Theo Mẫn Nghi/Thanh niên


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: