Đàn bà không son phấn, họ chọn mưu sinh làm vẻ đẹp của mình


Vì cuộc sống “cơm áo gạo tiền”, nhiều phụ nữ chân yếu tay mềm chấp nhận làm những công việc nặng nhọc thường chỉ dành cho đàn ông. Ở họ, vẻ đẹp không nằm ở son phấn, lụa là… Những vết chai sần, những giọt mồ hôi trên mặt họ là vẻ đẹp tuyệt vời nhất!

phu-nu-ko-son-phan-1

Ở Sài Gòn, trên những bến sông, nơi tàu thuyền chở hàng có nhiều phụ nữ làm nghề bốc vácmưu sinh. Tại khu vực kênh Tẻ, nhiều chị em không ngại nặng nhọc trân mình bốc hàng lên tàu.

phu-nu-ko-son-phan-2

Công việc mướt mồ hôi, tổn sức lực này tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông nhưng vì gia đình, phụ nữ cũng xắn tay vào làm. Những bao phân đạm nặng khoảng 30 kg, được họ vác trên vai, thoan thoắt bước qua tấm ván mỏng, chất bao tải lên tàu. Họ là những lao động nghèo khó, không có trình độ học vấn, sức vóc cũng chẳng phải mạnh mẽ gì nhưng  họ chọn công việc này để kiếm sống bởi nó đơn giản.

phu-nu-ko-son-phan-3

Trong ảnh là chị Lê Thị Thanh Thuý, 47 tuổi với thâm niên trên 10 năm làm nghề này. Một mình chị chăm lo cho người chồng đau ốm và hai đứa con thơ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chị Thúy cũng có việc để làm. Nhiều hôm, nhà máy sản xuất không kịp nên không có hàng để làm, khi đó gánh nặng cơm áo còn nặng hơn gánh nặng của những bao tải trên vai chị Thúy.

phu-nu-ko-son-phan-4

Quãng đường cõng những bao phân từ xe tải lên thuyền khá ngắn, nhưng lại ẩn chứa nhiều hiểm nguy vì phải đi qua những tấm ván nhỏ hẹp chỉ vừa đủ bàn chân. Dù biết là vất vả và nguy hiểm, nhưng họ vẫn chấp nhận để làm. Đã có nhiều trường hợp làm được ít bữa phải “bỏ của chạy lấy người” vì quá sức.

phu-nu-ko-son-phan-5

Mỗi bao vác được, các phụ nữ tảo tần này sẽ được phát 1 thẻ tính công. Thu nhập của nghề bốc vác cũng bấp bênh, khó nói. Trung bình mỗi ngày được khoảng 80-150.000 đồng, khi không có hàng thì không có tiền.

phu-nu-ko-son-phan-6

Đêm xuống, khi thành phố chìm vào giấc ngủ thì tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP HCM), hàng ngàn con người vẫn miệt mài mưu sinh. Trong đó, có những nữ cửu vạn chăm chỉ, cần mẫn với công việc với hi vọng được nhiều người thuê đẩy hàng. Cứ mỗi chuyến xe hàng về, cánh chị em lại vác những thùng hải sản năng vài ba chục ký lên xe đẩy.

phu-nu-ko-son-phan-7

Công việc của họ là kéo chiếc xe đi khắp chợ cá, gặp sạp nào cũng ghé lại hỏi “có hàng không”, rồi chất những bao tải, thùng tôm, cá lên xe đẩy ra đường cho lái buôn. Những người đẩy thuê ở đây không phân biệt hàng gì, cân nặng bao nhiêu, cứ có người kêu là nhanh chân đẩy chiếc xe đến chất hàng lên vì sợ có người khác đến nhận mất.

phu-nu-ko-son-phan-8

Sau khi giao hàng đến cho khách, bà sẽ nhận được tiền công từ chủ hàng. Mỗi chuyến khoảng 10.000 đồng, nhưng nếu làm mất hàng thì họ phải đền tiền. Trung bình mỗi đêm, nếu chăm chỉ, có nhiều hàng thì họ sẽ kiếm được từ 150 – 200 ngàn.

phu-nu-ko-son-phan-9

Trong số những người làm nghề củu ở đây, hầu như ai cũng mang trong người căn bệnh đau khớp gối, đau lưng. Bà Lê Thị Chối (50 tuổi, quê Tiền Giang) than: “Gần 10 năm theo nghề này, tính ra mỗi đêm đi bộ đẩy cá tính ra cả chục cây số chứ ít gì. Mần từ 23h đêm đến 8h sáng hôm sau, một mình một xe đẩy đi vòng quanh chợ. Đi hết vòng này lại quay lại vòng khác, hết đẩy lên rồi đẩy xuống. Chân đau lắm, nhất là hai đầu gối, nhiều khi đang đẩy xe cá mỏi chân quá phải dừng lại ngồi bóp một lúc mới đứng dậy đi tiếp được”.

phu-nu-ko-son-phan-10

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có hàng để đẩy. Nhiều khi phải đợi cả giờ mới có người thuê đẩy hàng. Trong lúc chờ đợi, các chị em cùng những phụ nữ ở đây ngồi trò chuyện cho nhanh qua thời gian.

phu-nu-ko-son-phan-11

Nói đến sửa xe mọi người thường nghĩ tới đó là công việc của đàn ông, nhưng tại Sài Gòn, không ít phụ nữ chọn cho mình cái nghề mưu sinh vất vả này. Gần 15 năm nay, chị Bích Dung (36 tuổi, đường Hồng Bàng, Q.5) vẫn theo nghề này như một cái duyên.

phu-nu-ko-son-phan-12

Cha chị biết sửa xe, sau khi nghỉ công việc nhà nước sớm thì lại mở tiệm sửa xe gắn máy. Nha có 3 người con, nhưng riêng chị Dung mới thích công gắn gắn bó với máy móc, dầu nhớt của ba nên lân la học nghề. Chẳng mấy chốc chị ra nghề, sửa xe thuần thục không kém gì nam giới làm nghề này. Từ vá xe, thay động cơ đến phức tạp hơn như làm máy, sửa xe tay ga… chị đều làm thoan thoắt, lành nghề.

phu-nu-ko-son-phan-13

Đôi bàn tay chị thường xuyên dính vệt dầu mỡ. Chính đôi bàn tay này, với nghề sửa xe đã nuôi hai người con chị ăn học, lớn khôn.

phu-nu-ko-son-phan-14

Không những thế, chị Dung còn nhận thêm học viên để dạy nghề. Hỏi về làm đẹp, chị chỉ nói vui là lấy dầu nhớt thay son phấn. Chị chấp nhận sự nặng nhọc của nghề, bỏ qua những nhu cầu làm đẹp của bản thân vì miếng cơm manh áo.

phu-nu-ko-son-phan-15

Ngay cả mẹ của chị Dung , bà Lê Thị An (60 tuổi) cũng biết sửa xe. Bà hay “mần” xe đạp và chuyên vá lốp xe,tăng sên, làm bugi…

phu-nu-ko-son-phan-16
Hơn 30 năm nay, người dân quanh con hẻm nhỏ bên hông chợ Nhật Tảo (phường 4, quận 10) đã quá quen thuộc với tiếng búa lò rèn vang lên đều đặn mỗi ngày từ căn nhà nhỏ của vợ chồng ông Lê Văn Châu (64 tuổi). Đặc biệt, ba Nguyễn Thị Minh Nguyệt (55 tuổi) nên duyên vợ chồng với ông Châu được 30 năm thì cũng phải hơn 25 năm bà làm nghề thợ rèn – công việc vốn không dành cho phụ nữ chân yếu tay mềm.

phu-nu-ko-son-phan-17

Ban đầu bà Nguyệt phụ việc nhẹ nhàng như đập búa nhỏ, sửa đục, mài kéo,… sau đó làm những khâu nặng hơn. Hơn 20 năm gắn nên bà Nguyệt có thể làm được tất cả mọi công đoạn của nghề rèn, từ nung sắt, quai búa đến mài sắt, hình thành sản phẩm.

phu-nu-ko-son-phan-18

Bà Nguyệt cho biết, chồng bà là một trong những thợ rèn có tiếng hiếm hoi còn sót lại của Sài Gòn. Thời hoàng kim, dù có nhiều cơ sở rèn nổi tiếng nhưng tiệm của ông Châu vẫn đông khách. Rất tiếc, nay nghề này đã mai một vì máy móc hiện đại ra đời nhiều.

phu-nu-ko-son-phan-19

Đến bây giờ, nghề thợ rèn vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình. Vợ chồng bà có 2 người con nhưng công việc vẫn chưa ổn định, ông bà cố làm tăng thu nhập để lo cho con cái.

phu-nu-ko-son-phan-20

Sau giờ làm, như bao phụ nữ khác bà lại lo chuyện nội trợ, quét nhà, đi chợ, nấu nướng…  như bao người phụ nữ khác. Niềm vui bây giờ với bà là chỉ mong còn khách mang dao, kéo, đục đến tiệm mỗi ngày.

Nguồn: http://afamily.vn/


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: