Hôn tay đàn bà: Bởi cuộc đời còn cần lắm những nụ hôn


Là một tuyển tập truyện của nhà văn Mạc Thụy, “Hôn tay đàn bà” là một tuyển tập truyện ngắn ghi chép những hồi ức giản dị về những người đàn bà đẹp đi qua đời anh, mà anh luôn nâng niu, trân trọng.

Thêm hai cuốn sách tâm huyết về Sài Gòn xưa

Triễn lãm “Về chốn thư hiên” – Sự lôi cuốn của những trang sách ngả màu thời gian

Mạc Thụy tự nhận mình là một “mặc khách sống tại Sài Gòn, yêu nhạc vàng, nói chút tiếng Tây, thích tán chuyện thiên trời địa đất vô tư.” Anh là một cây bút trẻ, những áng văn của anh đầy sức gợi và biểu cảm, đôi khi có chút cô đơn của kẻ mặc khách lang thang.

hon-tay-dan-ba-boi-cuoc-doi-con-can-lam-nhung-nu-hon-hon-tay-dan-ba--2--1517288155-368-width706height941

Hôn tay đàn bà của Mạc Thụy là một tập truyện ngắn có văn phong chậm rãi, một chút xíu tư lự, cứ bình thản kể chuyện. Người đọc cứ lần theo từng câu chữ mà rơi vào không gian trầm lắng mà anh tạo ra. Những câu chuyện đến tự nhiên, về những người đàn bà, có khi là một nàng ca sĩ, nhưng đôi khi là những người đàn bà giản dị không tên ở xung quanh ta.

Mạc Thụy yêu họ, yêu đôi bàn tay họ. Tại sao lại là đôi tay? Bình thường, đàn ông có thể yêu đàn bà vì rất nhiều thứ: vì đôi mắt, vì nụ cười, thậm chí, vì khuôn ngực, bờ mông… Tất cả những thứ đó tạo nên vẻ ngoài lấp lánh, rạng rỡ cho đàn bà. Còn đôi tay lại là thứ tượng trưng cho sự chăm sóc, ân cần, cho vẻ đẹp tiềm ẩn sâu bên trong người phụ nữ.

hon-tay-dan-ba-boi-cuoc-doi-con-can-lam-nhung-nu-hon-2-1517299983-542-width660height843

Phải yêu, phải thương, phải trân quý lắm mới có thể nâng niu đôi bàn tay đàn bà như vậy. Có những đôi tay mềm mại, ngón thon dài, nhưng cũng có những đôi tay chai sạn, thô ráp, nhuốm màu vất vả. Chẳng phải tự nhiên mà các cụ ngày xưa thường nhìn vào đôi tay để đánh giá sự sướng khổ của một người. Còn Mạc Thụy, anh không đánh giá, anh trân trọng, và yêu.

hon-tay-dan-ba-boi-cuoc-doi-con-can-lam-nhung-nu-hon-4-1517300076-771-width660height831

Anh yêu cái đẹp toát ra từ những người đàn bà khốn khó, từ cuộc sống còn nhiều nỗi cơ hàn của họ. Anh thấu hiểu nỗi cô đơn của đàn bà: ngay cả lúc họ đủ đầy về vật chất và thừa mứa về tinh thần thì trên vai họ vẫn là những trách nhiệm và nghĩa vụ, vẫn là khát khao được nương tựa, chở che.

hon-tay-dan-ba-boi-cuoc-doi-con-can-lam-nhung-nu-hon-3-1517300668-976-width660height570

“Em có thể chống lại cả thế giới chỉ với một tay, với điều kiện là có anh nắm lấy bàn tay còn lại.” Một cái nắm tay có sức mạnh đến vậy đấy! Vậy nên Mạc Thụy luôn nâng niu đặt lên tay đàn bà những nụ hôn. Với anh, “bàn tay ở lưng chừng của sự gần gũi, mà vẫn giữ được sự cung kính, trân trọng, lại là sự nâng niu nhất hạng.”

hon-tay-dan-ba-boi-cuoc-doi-con-can-lam-nhung-nu-hon-5-1517299656-195-width660height440

Đôi bàn tay là thứ tiếp xúc với mọi thứ bằng cử chỉ “chạm”, vì vậy, nó cũng là thứ có đặc quyền đón nhận yêu thương đầu tiên, chính bằng những nụ hôn – biểu trưng của tình yêu và tình thương mến.

Những người đàn bà xung quanh Mạc Thụy thật đẹp. Hay nói đúng hơn, qua câu chữ của anh, những người phụ nữ đó thật đẹp. Đó là người mẹ tảo tần, vất vả bao năm không than một lời, nhưng bởi mơ ước được bận áo dài một lần còn dang dở mà bật khóc, nước mắt ầng ậng.

Đó là người đàn bà nào đó, được gọi với cái tên “đàn bà”, yêu một người “đàn ông” để rồi bị hắn phản bội, ôm con đi biệt xứ. Hoặc đó là một nàng ca sĩ, nàng thơ trong mắt kẻ si tình, như một ngôi sao xa và anh thận trọng đặt lên tay nàng một nụ hôn cảm kích…

hon-tay-dan-ba-boi-cuoc-doi-con-can-lam-nhung-nu-hon-1-1517299656-282-width660height660

Mạc Thụy kể về họ với niềm thương yêu và trân trọng hết mực. Từng câu từng chữ như sáng lấp lánh, một thứ ánh sáng thật giản dị nhưng lung linh, đẹp đẽ, cứ khiến người đọc xúc động mãi, chạm đến những nơi khuất nẻo nhất trong tâm khảm.

Đọc Hôn tay đàn bà, để biết trân quý những người phụ nữ xung quanh mình nhiều hơn, cũng là biết tự yêu thương bản thân mình. Để rồi nhận ra, dù có nhiều nhiễu nhương, nhưng cuộc đời vẫn còn cần lắm những nụ hôn…

Theo Khám Phá


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: