Bản quyền World Cup 2018 được ‘giải cứu’ như thế nào?


Sự đồng hành của các doanh nghiệp lớn là chất xúc tác quan trọng giúp VTV dứt điểm thành công thương vụ mua bản quyền World Cup 2018 tại Việt Nam. Chỉ đến khi thương vụ hoàn tất và được công bố chính thức, cái tên Viettel mới xuất hiện.

Quán xá Sài Gòn ‘chộn rộn’ trước thềm World Cup

U23 Việt Nam lỡ Vàng: Báo châu Á ca ngợi thầy Park, gọi là “điều kỳ vĩ”

Phút bù giờ ngẹt thở của bản quyền World Cup 2018

Nếu câu chuyện bản quyền World Cup ở Việt Nam là một trận cầu thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp chính là bàn thắng phút bù giờ mang về chiến thắng ngẹt thở.

Phút bù giờ ngẹt thở của bản quyền World Cup 2018 Nếu câu chuyện bản quyền World Cup ở Việt Nam là một trận cầu thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp chính là bàn thắng phút bù giờ mang về chiến thắng ngẹt thở. vietnamnet Khoảng 2 tuần trước, câu chuyện bản quyền World Cup bắt đầu “nóng” lên ở Việt Nam. Các tờ báo đồng loạt đưa tin VTV chưa đàm phán được bản quyền World Cup, giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh có thể vắng mặt tại Việt Nam lần đầu tiên sau 36 năm. Nhưng mối lo lắng ở thời điểm ấy vẫn chưa phải quá lớn. Bởi cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng chưa sở hữu bản quyền World Cup. Người Việt cũng đã quá quen với giải đấu này. Suốt gần 3 thập kỷ qua, World Cup chưa từng vắng mặt ở Việt Nam. Phần lớn người Việt đều tin rằng World Cup sẽ trở lại như đã luôn như vậy suốt nhiều năm qua. vietnamnet Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ. Sự phát triển vũ bão của công nghiệp bóng đá khiến giá bản quyền World Cup không ngừng tăng lên. Năm 2006, Việt Nam chỉ tốn 2 triệu USD để sở hữu bản quyền giải đấu. Con số ấy tăng lên 2,7 triệu USD và 7 triệu USD trong các năm 2010 và 2014. Mức tăng giá phi mã của bản quyền World Cup tạo áp lực rất lớn lên VTV. Những tin đồn bắt đầu lan rộng. Người ta bắt đầu nói về một mùa Hè vắng bóng World Cup. Ngày 5/6, “quả bom” chính thức được kích nổ khi trưởng Ban thư ký biên tập Nguyễn Hà Nam (VTV) xác nhận quá trình đàm phán đang gặp khó khăn. Ông Nam tuyên bố VTV có thể lỗ tới 90 % khi thực hiện thương vụ và sẽ không mua bản quyền World Cup “bằng bất cứ giá nào”. Với tuyên bố này, bức tranh về bản quyền khá u ám bởi người hâm mộ thấy VTV “đơn độc trong cuộc chiến” khi World Cup chỉ còn cách 9 ngày. Trên thực tế, ít người biết rằng câu chuyện bản quyền đã có phương án học theo mô hình quốc tế. Tê bì chân tay như kim châm, kiến bò do tiểu đường: Đừng chủ quan, nguy cơ dẫn đến tàn phế! Tê bì chân tay như kim châm, kiến bò do tiểu đường: Đừng chủ quan, nguy cơ dẫn đến tàn phế! Tin tài trợ Hàng nghìn bệnh nhân đau nhức xương khớp bất ngờ khỏi Hàng nghìn bệnh nhân đau nhức xương khớp bất ngờ khỏi Tin tài trợ Các doanh nghiệp đã tham gia như thế nào? 18h30 ngày 8/6, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua bản quyền truyền thông World Cup 2018 với FIFA. Thông báo của VTV kết thúc một quá trình đàm phán đã kéo dài suốt cả năm trời và vấp phải muôn vàn khó khăn. Thông báo ấy giúp Việt Nam trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới sở hữu bản quyền truyền hình World Cup. Trên thực tế, việc các doanh nghiệp cùng nhau phối hợp để đưa bản quyền World Cup về phát sóng là mô hình được tiến hành ở Thái Lan và Singapore trước đó. Tại Thái Lan, 9 công ty đã lập nhóm để đàm phán bản quyền World Cup 2018. Quỹ này do King Power - doanh nghiệp của ông chủ sở hữu CLB Leicester tại Premier League - đứng đầu. Tổng số tiền mà 9 công ty này bỏ ra để có bản quyền phát sóng World Cup 2018 rơi vào khoảng 1,4 tỉ baht Thái (khoảng 43,7 triệu USD). Singapore cũng mua được bản quyền với giá 18,8 triệu USD bằng sự hợp sức của ba hãng truyền thông lớn là Mediacorp, Singtel và StarHub. Ở Việt Nam, khi gặp với vấn đề với số tiền bản quyền ban đầu lên tới 15 triệu USD, VTV cũng loay hoay khi tìm đối tác để học mô hình của Thái Lan hay Singapore. Lý do là khác với các nước trong khu vực, VTV không thể trao đổi đủ quyền lợi thương mại tương ứng với số tiền mà các doanh nghiệp bỏ ra. Để tham gia vào cuộc chơi này, doanh nghiệp đồng hành trước tiên phải chấp nhận “phục vụ cộng đồng” hay nói cách khác là không thể có được quyền lợi thương mại tương ứng với công sức và số tiền bỏ ra. Khi chỉ còn vài tháng nữa là đến World Cup, VTV đã tìm được một số đối tác phù hợp. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ này. Sau những tháng đàm phán căng thẳng với Infront Sports & Media, vốn nổi tiếng là rắn và ít chịu nhượng bộ, cuối cùng, câu chuyện bản quyền World Cup 2018 đã được giải. Như vậy, mấu chốt của việc “giải cứu” bản quyền truyền hình World Cup năm 2018 không nằm ở trao đổi quyền lợi tương đương như những kỳ World Cup trước đó. Dù học theo mô hình quốc tế, việc “giải cứu” ở Việt Nam chỉ thành công khi VTV tìm ra những doanh nghiệp có tâm, luôn cam kết đóng góp cho cộng đồng. Họ chỉ xuất hiện vào phút chót, khi mọi việc đã hoàn tất và hàng chục triệu người hâm mộ Việt Nam chắc chắn được thưởng thức 64 trận cầu đỉnh của bóng đá thế giới. Với câu chuyện về bản quyền truyền hình nói chung, đây là một mô hình mới, cần được nhân rộng trong thời gian tới với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp lớn, có tâm và ngay từ đầu. Cuối cùng, khán giả xem truyền hình sẽ là người được hưởng lợi khi mà có thêm nhiều “mạnh thường quân” quan tâm đến lợi ích của cộng đồng.

Khoảng 2 tuần trước, câu chuyện bản quyền World Cup bắt đầu “nóng” lên ở Việt Nam. Các tờ báo đồng loạt đưa tin VTV chưa đàm phán được bản quyền World Cup, giải đấu bóng đá lớn nhất hành tinh có thể vắng mặt tại Việt Nam lần đầu tiên sau 36 năm.

Nhưng mối lo lắng ở thời điểm ấy vẫn chưa phải quá lớn. Bởi cùng với Việt Nam, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng chưa sở hữu bản quyền World Cup. Người Việt cũng đã quá quen với giải đấu này. Suốt gần 3 thập kỷ qua, World Cup chưa từng vắng mặt ở Việt Nam. Phần lớn người Việt đều tin rằng World Cup sẽ trở lại như đã luôn như vậy suốt nhiều năm qua.

ban-quyen-world-cup-2018-duoc-giai-cuu-nhu-the-nao-1

Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ. Sự phát triển vũ bão của công nghiệp bóng đá khiến giá bản quyền World Cup không ngừng tăng lên. Năm 2006, Việt Nam chỉ tốn 2 triệu USD để sở hữu bản quyền giải đấu. Con số ấy tăng lên 2,7 triệu USD và 7 triệu USD trong các năm 2010 và 2014.

Mức tăng giá phi mã của bản quyền World Cup tạo áp lực rất lớn lên VTV. Những tin đồn bắt đầu lan rộng. Người ta bắt đầu nói về một mùa Hè vắng bóng World Cup. Ngày 5/6, “quả bom” chính thức được kích nổ khi trưởng Ban thư ký biên tập Nguyễn Hà Nam (VTV) xác nhận quá trình đàm phán đang gặp khó khăn. Ông Nam tuyên bố VTV có thể lỗ tới 90 % khi thực hiện thương vụ và sẽ không mua bản quyền World Cup “bằng bất cứ giá nào”.

Với tuyên bố này, bức tranh về bản quyền khá u ám bởi người hâm mộ thấy VTV “đơn độc trong cuộc chiến” khi World Cup chỉ còn cách 9 ngày. Trên thực tế, ít người biết rằng câu chuyện bản quyền đã có phương án học theo mô hình quốc tế.

Các doanh nghiệp đã tham gia như thế nào?

18h30 ngày 8/6, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua bản quyền truyền thông World Cup 2018 với FIFA. Thông báo của VTV kết thúc một quá trình đàm phán đã kéo dài suốt cả năm trời và vấp phải muôn vàn khó khăn. Thông báo ấy giúp Việt Nam trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới sở hữu bản quyền truyền hình World Cup.

Trên thực tế, việc các doanh nghiệp cùng nhau phối hợp để đưa bản quyền World Cup về phát sóng là mô hình được tiến hành ở Thái Lan và Singapore trước đó. Tại Thái Lan, 9 công ty đã lập nhóm để đàm phán bản quyền World Cup 2018. Quỹ này do King Power – doanh nghiệp của ông chủ sở hữu CLB Leicester tại Premier League – đứng đầu. Tổng số tiền mà 9 công ty này bỏ ra để có bản quyền phát sóng World Cup 2018 rơi vào khoảng 1,4 tỉ baht Thái (khoảng 43,7 triệu USD).

Singapore cũng mua được bản quyền với giá 18,8 triệu USD bằng sự hợp sức của ba hãng truyền thông lớn là Mediacorp, Singtel và StarHub.

Ở Việt Nam, khi gặp với vấn đề với số tiền bản quyền ban đầu lên tới 15 triệu USD, VTV cũng loay hoay khi tìm đối tác để học mô hình của Thái Lan hay Singapore. Lý do là khác với các nước trong khu vực, VTV không thể trao đổi đủ quyền lợi thương mại tương ứng với số tiền mà các doanh nghiệp bỏ ra. Để tham gia vào cuộc chơi này, doanh nghiệp đồng hành trước tiên phải chấp nhận “phục vụ cộng đồng” hay nói cách khác là không thể có được quyền lợi thương mại tương ứng với công sức và số tiền bỏ ra.

Khi chỉ còn vài tháng nữa là đến World Cup, VTV đã tìm được một số đối tác phù hợp. Trong đó, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho thương vụ này.

Sau những tháng đàm phán căng thẳng với Infront Sports & Media, vốn nổi tiếng là rắn và ít chịu nhượng bộ, cuối cùng, câu chuyện bản quyền World Cup 2018 đã được giải.

Như vậy, mấu chốt của việc “giải cứu” bản quyền truyền hình World Cup năm 2018 không nằm ở trao đổi quyền lợi tương đương như những kỳ World Cup trước đó. Dù học theo mô hình quốc tế, việc “giải cứu” ở Việt Nam chỉ thành công khi VTV tìm ra những doanh nghiệp có tâm, luôn cam kết đóng góp cho cộng đồng. Họ chỉ xuất hiện vào phút chót, khi mọi việc đã hoàn tất và hàng chục triệu người hâm mộ Việt Nam chắc chắn được thưởng thức 64 trận cầu đỉnh của bóng đá thế giới.

Với câu chuyện về bản quyền truyền hình nói chung, đây là một mô hình mới, cần được nhân rộng trong thời gian tới với sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp lớn, có tâm và ngay từ đầu. Cuối cùng, khán giả xem truyền hình sẽ là người được hưởng lợi khi mà có thêm nhiều “mạnh thường quân” quan tâm đến lợi ích của cộng đồng.

Theo vietnamnet


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: