Người Hoa sống ở Sài Gòn ra đường diễu hành mừng Tết Nguyên Tiêu


Màn diễu hành hoành tráng trong khuôn khổ lễ hội đường phố của cộng đồng người Hoa tại Sài Gòn vừa diễn ra chiều 22/2 nhân dịp rằm tháng Giêng.

 Hội Nguyên tiêu rằm tháng Giêng của người dân tộc Hoa vừa tổ chức chiều 22/2 tại TP HCM.


Hội Nguyên tiêu rằm tháng Giêng của người dân tộc Hoa vừa tổ chức chiều 22/2 tại TP HCM.

 Lễ hội mang ý nghĩa đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.  Người Hoa sống ở Sài Gòn ra đường diễu hành


Lễ hội mang ý nghĩa đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm để cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Người Hoa sống ở Sài Gòn ra đường diễu hành

Thành phần tham dự màn diễu hành chủ yếu là người dân tộc Hoa đang sinh sống và làm việc tại TP HCM. Họ mặc các trang phục nhiều màu sắc đồng loạt diễu hành quanh các khu phố gần Chợ Lớn.

Từ 16h30 chiều 22/2, đoàn diễu hành gồm 1180 người xuất phát từ Hải Thượng Lãn Ông, lần lượt đi qua các tuyến đường Châu Văn Liêm, Lão Tử, Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hòa (quận 5).

Từ 16h30 chiều 22/2, đoàn diễu hành gồm 1180 người xuất phát từ Hải Thượng Lãn Ông, lần lượt đi qua các tuyến đường Châu Văn Liêm, Lão Tử, Lương Nhữ Học, Nguyễn Trãi, Trần Xuân Hòa (quận 5).

 Những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Hoa như Kinh kịch, múa lân sư rồng, đi cà kheo, múa quạt... được phô diễn trên suốt hành trình diễu hành. Trong ảnh: Các nàng tiên đi cà kheo diễu hành trong tiếng nhạc Triều Quần, Hoa Sen, Sư Trúc Hiên


Những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Hoa như Kinh kịch, múa lân sư rồng, đi cà kheo, múa quạt… được phô diễn trên suốt hành trình diễu hành. Trong ảnh: Các nàng tiên đi cà kheo diễu hành trong tiếng nhạc Triều Quần, Hoa Sen, Sư Trúc Hiên

 Một số đoàn nghệ thuật dân tộc đến từ các quận 5, 6, 11 và tỉnh Đồng Nai..


Một số đoàn nghệ thuật dân tộc đến từ các quận 5, 6, 11 và tỉnh Đồng Nai..

 Thiếu nhi trong trang phục dân tộc biểu diễn các điệu múa truyền thống.


Thiếu nhi trong trang phục dân tộc biểu diễn các điệu múa truyền thống.

 Nhân vật trong các vở Kinh kịch nổi tiếng của Trung Hoa được tái hiện giữa đời thường.


Nhân vật trong các vở Kinh kịch nổi tiếng của Trung Hoa được tái hiện giữa đời thường.

 Các đoàn lân sư rồng nổi tiếng cũng góp mặt như Nhơn Nghĩa Đường, Hằng Anh Đường, Phước Anh Đường, Kim Long Phước Kiến. Ở mỗi đoạn, đoàn múa lân múa rồng dừng lại biểu diễn khoảng 2-3 phút.


Các đoàn lân sư rồng nổi tiếng cũng góp mặt như Nhơn Nghĩa Đường, Hằng Anh Đường, Phước Anh Đường, Kim Long Phước Kiến. Ở mỗi đoạn, đoàn múa lân múa rồng dừng lại biểu diễn khoảng 2-3 phút.

Trong lễ hội này còn có cả cảnh mô phỏng thầy trò Đường tăng đi thỉnh kinh, 4 nhân vật huyền thoại trong phim Tây Du Ký.

Trong lễ hội này còn có cả cảnh mô phỏng thầy trò Đường tăng đi thỉnh kinh, 4 nhân vật huyền thoại trong phim Tây Du Ký.

 Tôn Ngộ Không nhí với chiếc gậy liên tục làm trò gây cười cho khán giả hai bên đường.


Tôn Ngộ Không nhí với chiếc gậy liên tục làm trò gây cười cho khán giả hai bên đường.

 Mặc dù diễn ra cuối giờ chiều, thời tiết mát mẻ nhưng các diễn viên vẫn tỏ ra quá mệt, luôn phải tiếp nước.


Mặc dù diễn ra cuối giờ chiều, thời tiết mát mẻ nhưng các diễn viên vẫn tỏ ra quá mệt, luôn phải tiếp nước.

Lực lượng cảnh sát giao thông được huy động cắm chốt tại nhiều tuyến đường để đảm bảo an ninh, phân luồng cho lễ hội. Vào tối 22/2 cũng sẽ có các hoạt động tại Trung tâm văn hóa quận 5 như; xin lộc, thư pháp, biểu diễn ca nhạc cổ, kịch tuồng, lân sư rồng, các trò chơi dân gian... với 27 đơn vị tham gia biểu diễn.

Lực lượng cảnh sát giao thông được huy động cắm chốt tại nhiều tuyến đường để đảm bảo an ninh, phân luồng cho lễ hội. Vào tối 22/2 cũng sẽ có các hoạt động tại Trung tâm văn hóa quận 5 như; xin lộc, thư pháp, biểu diễn ca nhạc cổ, kịch tuồng, lân sư rồng, các trò chơi dân gian… với 27 đơn vị tham gia biểu diễn.

Theo Lê Quân/Zing


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: