Phiên đấu giá Vị nghệ thuật lần 2: tranh của cả cha và con


Với chủ đề Hội họa Việt Nam thế kỷ XX và đương đại, phiên đấu giá Vị nghệ thuật lần 2 do Lythi Auction tổ chức sẽ trưng bày tranh từ ngày 20 và đấu giá lúc 14h ngày 27-5 tại Hôtel des Arts Saigon.

Ngắm nắp cống Sài Gòn biến thành những bức tranh trên phố

TP.HCM thêm sinh động, rực rỡ sắc màu bởi những tranh tường “Bảo vệ tê giác”

Họa sĩ và người mẫu (Hoàng Hồng Cẩm), giá ước tính 12.000-16.000 USD - Ảnh: LYTHI

Họa sĩ và người mẫu (Hoàng Hồng Cẩm), giá ước tính 12.000-16.000 USD – Ảnh: LYTHI

Phiên đấu giá này tập trung vào các tác giả ở Việt Nam với 18 lô hàng đa dạng về phong cách nghệ thuật, đồng thời chào đón những tiếp nối thế hệ nghệ thuật và nhịp cầu cha con rất thú vị.

Những nhịp cầu cha con

Đầu tiên đó là họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) và họa sĩ Tô Ngọc Thành (sinh 1940) với tác phẩm Ký họa thiếu nữ (Tô Ngọc Vân, ký họa trên giấy, vẽ năm 1940) và tác phẩm Hoa huệ và họa sĩ tí hon (Tô Ngọc Thành, sơn dầu trên toan, vẽ năm 1977).

Tô Ngọc Vân đã quá gần gũi với mọi người, và Tô Ngọc Thành là người con duy nhất của Tô Ngọc Vân nối nghiệp cha; và luôn ghi nhớ lời cha dặn: “Sáng tác là lẽ sống, ngày nào không vẽ là ngày ấy bỏ nghề, là họa sĩ mà không vẽ thì chắc chắn là họa sĩ giấy”.

Tình cha con thứ hai là họa sĩ Hoàng Lập Ngôn (1910-2006) và họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm (1959-2011) với tác phẩm Họa sĩ và người mẫu (Hoàng Hồng Cẩm, sơn dầu trên toan, vẽ năm 2003) và tác phẩm Chân dung thiếu nữ (Hoàng Lập Ngôn, sơn dầu trên toan, vẽ năm 1957).

Hoàng Lập Ngôn là sinh viên khóa 9 của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông có sức làm việc bền bỉ, liên tục, kỹ lưỡng.

Theo thi sĩ Hoàng Cầm: “Tuy anh vẽ không nhiều, nhưng chỉ cần mấy chục bức tranh chân dung, một số văn nghệ sĩ của anh cũng tạm đủ góp một phần không nhỏ vào tài sản của Hội Mỹ thuật Việt Nam, và dĩ nhiên của cả dân tộc Việt Nam”.

Hoàng Hồng Cẩm thì gần như ngược lại cha mình, tuổi đời ngắn, ngao du cũng ít hơn, thậm chí không có ý định thành họa sĩ, nhưng lại rất thích vẽ, vẽ rất nhiều. Vẽ trong sáng, vẽ tự do, vẽ như trẻ thơ…, để rồi thành một nét riêng, lạ.

Hoàng Hồng Cẩm cũng thích vẽ chân dung như cha mình, đặc biệt chân dung tự họa. Ông cũng luôn nhớ lời cha dặn: “Khi vẽ xong một bức chân dung, hãy hỏi cảm nhận của phụ nữ và trẻ em là chính xác nhất”.

Các tác phẩm đáng chú ý

Đáng chú ý trong Vị nghệ thuật lần 2 cũng có kha khá tác phẩm đẹp của các họa sĩ tên tuổi đang được các nhà sưu tập tìm kiếm.

Trước tiên phải kể đến tác phẩm Bảngiao hưởng trắng của họa sĩ Hoàng Tích Chù (1912-2003, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 11 (1936-1941).

Ngoài một họa pháp quyến rũ, giàu yếu tố nhân cảm, đầy năng lượng tích cực, tác phẩm đã được vẽ ngay sau khi Việt Nam kết thúc chiến tranh (tháng 4-1975).

Cái màu trắng và bản giao hưởng của nó trở thành một chiêm nghiệm riêng của họa sĩ về chiến tranh, về giá trị của hòa bình, về gắn kết vùng miền qua hình ảnh tình chị em, như song sinh.

Đặc biệt nữa, ngay thời khắc đang hừng hực khí thế chiến thắng ấy, họa sĩ đã tự tách mình ra khỏi cái nhìn quen thuộc của thời cuộc, để tạo nên bản giao hưởng hòa bình, với một ẩn dụ sâu kín.

Nhân vật trong tranh được cho là lấy hình mẫu từ chính người vợ của Hoàng Tích Chù, một tiểu thư xinh đẹp phố Hàng Bạc, Hà Nội.

Hoàng Tích Chù gần như nhận tất cả các danh hiệu quan trọng nhất mà một họa sĩ tại Việt Nam có thể nhận được. Tên ông được đặt cho một con đường tại thành phố Bắc Ninh, quê nhà của ông.

Còn bức Đà Lạt 1977 của họa sĩ Bùi Quang Ngọc (sinh năm 1934, là sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Việt Nam) lại có quá trình thai nghén khá dài, suốt từ năm 1977 đến 2000 mới hoàn chỉnh.

Tranh phong cảnh của ông, dù không nhiều, nhưng có cách tiếp cận và bút pháp riêng. Khi đặt chân đến Đà Lạt năm 1977, ông đã ứa nước mắt vì phong cảnh, nếp sống nơi đây quá khác nơi vợ con đang sống. Trong sự xúc động đó, ông đã vẽ khá nhiều ký họa và làm tư liệu.

Bản ký họa trên giấy can Phong cảnh đồng quê (74cm x 40cm, 1968) của họa sĩ Nguyễn Gia Trí tại phiên đấu giá này được cho là không khác biệt nhiều về hình họa do vẽ cùng một năm, so với tác phẩm sơn mài Nhớ trung du Bắc bộ(Nostalgie du Haut Tonkin, vẽ năm 1968, sẽ được nhà đấu giá Christie’s tại Hong Kong đưa ra tại phiên đấu giá có tên Asian 20th Century & Contemporary Art vào ngày 27-5 tới).

Nguyễn Gia Trí từng được đánh giá là có thao tác ký họa giấy can quá kỹ lưỡng, hoàn toàn có thể đứng độc lập như một tác phẩm.

Tác phẩm Phiên chợ đời (Lê Kinh Tài, vẽ năm 2009, sơn dầu trên toan) có giá ước tính cao nhất tại phiên đấu giá lần này, vào khoảng từ 82.000-120.000 USD.

Tiếp đó là các tác phẩm như:

Bản giao hưởng áo trắng – Hoàng Tích Chù, vẽ năm 1975, sơn dầu trên toan, giá ước tính: 62.000-80.000 USD.

Đà Lạt 1977 – Bùi Quang Ngọc, vẽ năm 1977, sơn dầu và acrylic trên toan, giá ước tính: 18.000-20.000 USD.

Buổi hoàng hôn rực rỡ – Văn Đen, sơn dầu, giá ước tính: 18.000-25.000 USD

Phong cảnh đồng quê – Nguyễn Gia Trí, vẽ năm 1968, ký họa trên giấy can, giá ước tính: 14.000-20.000 USD.

Họa sĩ và người mẫu (Hoàng Hồng Cẩm, vẽ năm 2003, sơn dầu trên toan, giá ước tính 12.000-16.000 USD)…

Ngoài ra còn có các tác phẩm của các họa sĩ Lê Quảng Hà, Hoàng Lập Ngôn, Tô Ngọc Thành, Tô Ngọc Vân, Chóe, Đoàn Hồng, Đỗ Xuân Doãn, Hồ Hữu Thủ, Dương Sen, Mai Long, Lưu Công Nhân với giá ước tính trung bình từ 3.000-8.000 USD.

Phiên chợ đời (Lê Kinh Tài), giá ước tính 82.000-120.000 USD - Ảnh: LYTHI

Phiên chợ đời (Lê Kinh Tài), giá ước tính 82.000-120.000 USD – Ảnh: LYTHI

Bản giao hưởng áo trắng (Hoàng Tích Chù), giá ước tính 62.000-80.000 USD - Ảnh: LYTHI

Bản giao hưởng áo trắng (Hoàng Tích Chù), giá ước tính 62.000-80.000 USD – Ảnh: LYTHI

Buổi hoàng hôn rực rỡ (Văn Đen), giá ước tính 18.000-25.000 USD - Ảnh: LYTHI

Buổi hoàng hôn rực rỡ (Văn Đen), giá ước tính 18.000-25.000 USD – Ảnh: LYTHI

Đà Lạt 1977 (Bùi Quang Ngọc), giá ước tính 18.000-20.000 USD - Ảnh: LYTHI

Đà Lạt 1977 (Bùi Quang Ngọc), giá ước tính 18.000-20.000 USD – Ảnh: LYTHI

Phong cảnh đồng quê (Nguyễn Gia Trí), giá ước tính 14.000-20.000 USD - Ảnh: LYTHI

Phong cảnh đồng quê (Nguyễn Gia Trí), giá ước tính 14.000-20.000 USD – Ảnh: LYTHI

Ký họa thiếu nữ (Tô Ngọc Vân), giá ước tính 500-1.200 USD - Ảnh: LYTHI

Ký họa thiếu nữ (Tô Ngọc Vân), giá ước tính 500-1.200 USD – Ảnh: LYTHI

Hoa huệ và nhạc sĩ tí hon (Tô Ngọc Thành), giá ước tính 2.000-4.000 USD - Ảnh: LYTHI

Hoa huệ và nhạc sĩ tí hon (Tô Ngọc Thành), giá ước tính 2.000-4.000 USD – Ảnh: LYTHI

Chân dung thiếu nữ (Hoàng Lập Ngôn), giá ước tính 30.000-40.000 USD - Ảnh: LYTHI

Chân dung thiếu nữ (Hoàng Lập Ngôn), giá ước tính 30.000-40.000 USD – Ảnh: LYTHI


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: