Tên gọi của hầu hết những món ăn mà người Sài Gòn đã quen thuộc xuất phát từ đâu?


Người Sài Gòn đã chẳng còn lạ lẫm với những cái tên món ăn như Lạp xưởng, Tả pín lù, Hoành thánh,…nhưng ít ai thật sự biết đến nguồn gốc và ý nghĩa của những cái tên này. Chính những món ăn này đã góp phần làm nền ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú hơn. 

Lưu lại kí ức ẩm thực Sài Gòn bên món bánh mì chảo thân thuộc

Những món ăn “theo chân” người Hoa ghi dấu ẩm thực Sài Gòn

Vốn từ lâu Việt Nam cũng là một đất nước có nềnẩm thực phong phú và đa dạng. Không chỉ những món ăn gốc Việt Nam mới hấp dẫ mà những món ăn du nhập từ rất lâu đời được biến tấu cho hợp với khẩu người Việt cũng cực kì đặc sắc. Ở Sài Gòn, người ta đã chẳng còn xa lạ với những món ăn tên gọi rất hay như Bạc Sỉu, Lẩu, Xá xíu,… Lần đầu nghe qua, nhiều người vẫn thắc mắc nó là gì, nhưng kêu mãi rồi cũng quen, chúng như một cái tên đặc trưng của chỉ riêng món ăn đó mà nói tới ai cũng thân quen như những món ăn gốc Việt.

Thường thì những món ăn tên lạ tai và hay ho đó có gốc gác từ Trung Hoa – một đất nước có nền ẩm thực xuất sắc trên thế giới. Nhưng khi về đền Việt Nam, chúng được biến tấu cho hợp với khẩu vị người Việt và trở thành những món ăn được rất nhiều người Sài Gòn yêu mến cũng như là món ăn đặc trưng ở thành phố này. Tất nhiên tên của những món ăn này cũng được thuần Việt cho dễ gọi. Và dưới đây là nguồn gốc cũng như ý nghĩa của những món ăn đó.

1. Lạp Xưởng

20180123-015844-1

Lạp xưởng vốn là lương khô của mọi nhà. Hầu hết các bạn trẻ đã quá quen hình ảnh mẹ của mình mua những cây lạp xưởng để dành trong tủ, có dịp thì chế biến món ăn hay dùng như một món chính đều được. Lạp xưởng như một thực phẩm kèm theo tạo hương vị cho những món ăn rất Sài Gòn mà giới trẻ cực thích như cơm chiên dương châu, xôi mặn, bò bía,…

Chúng ta vốn đã quen gọi là lạp xưởng vì biết nó tên như thế, nhưng đằng sau cái tên đó có ý nghĩa đấy nhé. Lạp Xưởng vốn là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc và người Việt mình đã đọc trại theo tiếng Quảng Đông sẽ ra là “Lạp Trường”. Theo thời gian, mọi người hay gọi là “Lạp Xưởng”. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ lợn xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Chính vì vậy mà lạp xưởng có vị hơi ngọt là thế.

2. Tả Pín Lù

20180123-015910-2

Giới trẻ Việt vốn không còn xa lạ gì với món Tả Pín Lù nữa, thế nhưng những ai chưa biết hay mới nghe qua sẽ thấy cái tên thật độc đáo. Thật ra rất nhiều người trẻ hay nghĩ đây là món thập cẩm thịt, vì nó có đủ thứ những loại thịt thà, gia vị nên mới gọi là Tả Pín Lù nghe giống giống tá lả. Thế nhưng thật sự cái tên Tả Pín Lù xuất phát từ một món thịt từ người Mông Cổ và đọc trại của ba âm “da-bin-lo”. Người Mông Cổ xưa chế biến món này vào thời tiết mùa đông, với nước lèo chua ngọt và gần 10 loại thịt động vật như cừu, bò, dê,…

Nhưng khi du nhập vào Việt nam, Tả Pín Lù khác đi khá nhiều với nước lèo đơn giản là giấm pha chút đường nấu sôi và các loại thịt ăn kèm cũng chỉ là thịt bò, mực, heo. Thậm chí rất nhiều bạn trẻ hay rủ nhau ăn “bò nhúng giấm” và dường như nó trở thành món ăn đặc sắc khi các bạn vừa nhúng thịt cho tái vừa cuốn bánh tráng kèm rau sống.

3. Bạc Sỉu

20180123-015931-3

Người trẻ Sài Gòn vốn đã quá quen với cụm từ “Bạc Sỉu đá đi” những khi đến các quán cà phê cóc nơi đây. Nhưng chẳng mấy ai hiểu vì sao nó lại được gọi là Bạc Sỉu và khác gì với cà phê sữa đá khi cũng có sữa và cà phê đen. “Bạc sỉu” là một từ gọi tắt của “bạc tẩy sỉu phé”, đây là tiếng người Tàu sống ở Sài Gòn ngày xưa hay gọi.

Nếu dịch từng từ thì “bạc” là trắng, “tẩy” là ly không, “xỉu” là là một tí còn “phé” là cà phê. Chính vì vậy mà cái tên đã nói lên tính chất thức uống này, nghĩa là sữa nóng thêm chút cà phê, khác với cà phê sữa vì sữa nhiều, cà phê ít. Theo thời gian, cách gọi đó phổ biến cho đến tận bây giờ. Người trẻ cũng thích uống bạc sỉu hơn cà phê sữa bởi vị ngọt của nó “trẻ trung”, không quá đắng vì cà phê nhưng cũng chẳng ngọt gắt mỗi vị sữa thôi. Đến bây giờ, bạc sỉu vẫn là một thức uống được yêu thích và trở thành đặc trưng của Sài Gòn.

4. Hoành thánh

20180123-020003-4

Hoánh thánh từ lâu đã là một món ăn phổ biến ở Sài Gòn, thậm chí là một món ăn bình dân giống như bún bò hay phở – những món ăn gốc Việt. Xuất phát của hoành thánh là từ Trung Quốc nhưng về đến Việt Nam nó đã được biến tấu đi một chút. Vốn dĩ người trẻ Sài Gòn hay gọi đây là món Tàu ngon nhất, dễ ăn nhất và cũng dễ tìm nhất khi chỉ cần dạo một vòng mấy con đường chính đã có thể tìm ra hàng tá quán ăn bán hoành thánh. Tuy nhiên lại ít ai biết vì sao nó được gọi là hoành thánh. Cũng là một món ăn được gọi theo tiếng Quảng Đông mà âm Hán Việt là ” vân thôn”, nghĩa là “nuốt mây”. Chắc chắn đây là món ăn mà tên gọi có ý nghĩa dễ thương nhất. Chính vì những viên hoành thánh mềm mại giống như những đám mây mà người Tàu đã đặt cho nó một cái tên hay ho đến thế. Ở Sài Gòn, các bạn trẻ thường dùng hoành thánh chung với mì Tàu và nước lèo xương, khá là khác so với nguyên gốc của món ăn này.

5. Lẩu

20180123-020024-5

Lẩu từ lâu đã trở thành món yêu thích của giới trẻ Sài Gòn trong những dịp tụ tập vui chơi hay những dịp quan trọng. Bởi lẩu là một món ăn tiện lợi cũng như dễ nấu, dễ ăn và thích hợp để ăn nhiều người cùng một lúc, thậm chí lẩu cũng là món ăn đa dạng và phong phú về cách chế biến cũng như kết hợp các loại thực phẩm.

Ngày xưa, ngời Triều Châu ở Trung Quốc gọi món ăn này là “canh đựng trong bát có lẩu” và “lẩu” vốn là ống tròn ở giữa nồi để đựng than giữ cho nước canh được nóng lâu. Nhưng đến khi người Việt mình nghe một câu dài như vậy mà chỉ nhớ mỗi danh từ cuối nên gọi là “lẩu”. Lẩu rất đa dạng khi du nhập qua bao nhiêu nền văn hóa ẩm thực và ra đời với nhiều khẩu vị khác nhau. Ở Sài Gòn các bạn trẻ hay kháo nhau đi ăn đủ các loại lẩu như lẩu cá kèo, lẩu Thái, lẩu Kim chi, lẩu cá nấu rau ngót,…loại nào cũng hấp dẫn người ăn.

6. Xá xíu

Tên gọi của hầu hết những món ăn mà người Sài Gòn đã quen thuộc xuất phát từ đâu?

Xá xíu đã xuất hiện từ rất lâu trong những món ăn mà giới trẻ yêu thích như xôi, nhân bánh bao, cơm chiên, xôi, mì hoành thánh,… mà chỉ cần nhắc tới ai cũng thèm thuồng những miếng thịt đỏ thơm ngon. Cũng từ lâu, người Sài Gòn đã gọi nó là xá xíu nhưng vì sao lại gọi như thế thì hầu như cũng rất ít người biết. Xá xíu là cách đọc theo âm Hán Việt của từ xoa thiêu bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông.

Vì người Tàu ướp thịt heo với mật ong, ngũ vị hương, xì dầu, chao, tương đen hoisin, phẩm màu đỏ, và rượu nên món ăn này mới có màu đỏ đặc trưng và đẹp mắt đến vậy. dần dà xá xíu như một món ăn kèm ngon miệng của rất nhiều món ăn khác và giới trẻ Sài Gòn cũng thích kết hợp xá xíu vào những món ăn Việt Nam hay mì Tàu, chúng giúp cho món ăn thêm đầm đà, đặc biệt hơn. Dần dà xá xíu như một món ăn đặc trưng ở phố người Tàu tại Sài Gòn.

7. Xì dầu

Tên gọi của hầu hết những món ăn mà người Sài Gòn đã quen thuộc xuất phát từ đâu?

Người Sài Gòn chẳng còn biết từ khi nào xì dầu là một loại nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm hay vì sao lại gọi là xì dầu. Người ta chỉ biết nếu ăn món này món kia mà thiếu xì dầu thì nhạt nhẽo lắm. Thật ra xì dầu có nguồn gốc từ Trung Quốc và người Việt đọc trại theo âm “thị du” của tiếng Quảng Đông hay “đậu vị du” theo tiếng Triều Châu thì ra tên gọi xì dầu.

Những món ăn gốc Sài Gòn nhưng không thể thiếu xì dầu rất nhiều như bánh mì, súp, cơm chiên,…hầu hết là những món mà giới trẻ Sài Gòn rất thích và thường xuyên ăn. Theo thời gian, xì dầu như một món chấm đặc trưng của ẩm thực Việt Nam dù ăn bất kì món nào. Xì dầu cũng đã trở thành nước chấm của rất nhiều nước trong Châu Á nhưng chỉ có ở Việt Nam xì dầu mới phổ biến cũng như trưng dụng trong hầu hết món ăn hay dùng để chế biến món ăn nhiều nhất.

8. Phá lấu

Tên gọi của hầu hết những món ăn mà người Sài Gòn đã quen thuộc xuất phát từ đâu?

Giới trẻ Sài Gòn thường thì rất thích ăn vặt và có đa dạng những món ăn vặt từ khắp nơi trên thế giới hội tụ tại Sài Gòn. Trong đó một món ăn có thể nói là món ăn vặt đặc trưng của giới trẻ Sài Gòn là phá lấu. Chỉ cần đi một vòng thành phố sẽ tìm ra được bao la những quán vỉa hè bán phá lấu thơm nức cả góc phố.

Thế nhưng phá lấu là một món ăn xuất phát từ Triều Châu (Trung Quốc) và “phá lấu” cũng là âm đọc trại từ tiếng Trung. Phá lấu vốn dĩ là một món ăn mà người ta xẻ thịt ra từng miếng cỡ bàn tay rồi ướp các gia vị cay. Ở Sài Gòn đặc trưng nhất là phá lấu bò vì ngoài ăn kèm bánh mì thì còn có thể dùng xào mì khô hay các món ăn nhanh khác. Còn phá lấu heo thường được dùng với cơm trắng hoặc kẹp bánh mì ăn rất ngon. Chính vì thế mà phá lấu là món khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ Sài Gòn mà dần dà nó trở thành món ăn vặt không thể không kể tên.

9. Chí mà phủ

Tên gọi của hầu hết những món ăn mà người Sài Gòn đã quen thuộc xuất phát từ đâu?

hí mà phủ hay còn gọi là chè mè đen đã chẳng còn xa lạ với người trẻ Sài Gòn vì vị ngọt pha vị mặn đặc biệt của mè đen rất lạ miệng. Đã có một thời gian giới trẻ Sài Gòn phát sốt với món kem mè đen cũng đã đủ hiểu mè đen chiếm được vị trí trong danh sách những món ăn vặt đáng thử khi đến Sài Gòn. Món chè này thật ra có nguồn gốc từ Trung Quốc chính vì thế mà tên của nó cũng xuất phát từ âm Hán Việt mà ra.

Theo tiếng Quảng Đông người ta gọi món này là “xí mà phủ”, đọc đúng là “chí mà” nhung theo thời gian, người ta đọc lệch mãi rồi cũng quen gọi là “xí mà”. “Xí mà” nghĩa là mè đen, còn “phủ” có nghĩa là nát. Cái tên của nó đã đủ nói lên món ăn này làm từ mè đen đập nát. Ban đầu các bạn trẻ vì thích thú với màu sắc của mè đen mà tìm đến món ăn này rất nhiều, sau lại là vì mè đen quá ngon không thể cưỡng lại được.

10. Sâm bổ lượng

Tên gọi của hầu hết những món ăn mà người Sài Gòn đã quen thuộc xuất phát từ đâu?

Những bạn trẻ Sài Gòn thường rất thích tụ tập nhau ăn chè trước khi xuất hiện những thương hiệu trà sữa nổi tiếng như bây giờ. Chẳng hạn như sâm bổ lượng đã từng là món chè lâu đời ở Sài Gòn và được rất nhiều người yêu thích vì vị ngọt thanh đặc biệt của nó. Sâm bổ lượng cũng là một món chè xuất phát từ Quảng Đông và tên gọi chính xác của ní alf “thanh bổ lượng”, nghĩa là món ăn thanh nhiệt bổ dưỡng.

Khi du nhập vào Sài Gòn sâm bộ lượng có công thức khác nhau, nhưng thường sẽ có nhãn nhục, hạt bo bo, hạt sen, phổ tai, táo tàu đỏ, hoài sơn cùng nước đường và đá bào. Tuy nhiên dù có cách nấu khác nhau thì cảm giác của món ăn này luôn là vị ngọt thanh rất giải khát, khiến hầu hết mọi người đều yêu mến nó. Dù món chè này ít nhiều đã không còn được các bạn trẻ ưu ái như trước nữa nhưng nó vẫn là món ăn được bày bán khắp chợ và vẫn thu hút khách.

Hầu hết những món ăn có tên lạ mà quen kia xuất phát từ Trung Quốc nhưng không  thể phủ nhận theo thời gian chúng trở thành những món ăn đặc trưng mà bất kì ai đến Sài Gòn cũng phải thử qua. Bởi cơ bản chúng đã được biến tấu lại cho hợp với khẩu vị của người Việt thế nên chúng đặc biệt theo cách rất Việt Nam dù tên gọi có ý nghĩa từ tiếng Trung. Nếu bạn đang có ý định ghé thăm Sài Gòn, nhất định phải ghé qua hàng quán và ăn thử những món ăn này vì không ăn thì sẽ bỏ sót một phần thú vị, đặc trưng của Sài Gòn đó.

Theo yan


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: