Bạn trẻ với văn hóa dân gian


Hơn 300 bạn trẻ đã đến với chương trình Diễn xướng Nam bộ chủ đề Hò – Lý phương Nam vừa diễn ra tại Soul Live Project Complex (TP.HCM).

Khán giả trẻ tham gia các trò chơi dân gian tại chương trình /// Tố Tâm

Nghe đờn ca tài tử giữa lòng Sài Gòn

Những trò chơi mùa hạ gọi ký ức tuổi thơ

Khán giả trẻ tham gia các trò chơi dân gian tại chương trình TỐ TÂM

Khán giả trẻ tham gia các trò chơi dân gian tại chương trình
TỐ TÂM

Đây là lần thứ hai chương trình diễn ra và cả hai lần đều thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.

Diễn xướng Nam bộ là chuỗi chương trình giới thiệu các hình thức diễn xướng dân gian ở Đồng Nai – Gia Định xưa và Nam bộ nói chung, do Amberstone Media kết hợp với Tổ chức Cultural Community Discourse (CCD) – Đối thoại văn hóa cộng đồng thực hiện. Ở kỳ 1, với chủ đề Khảy nhịp tình tang, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng đã đưa khán giả tiếp cận 400 năm lịch sử Nam bộ với những câu hò, điệu hát xưa qua bộ phim tài liệu Gia Định – Sài Gòn: Điệu hát, Câu hò ngày ấy do chính ông biên kịch. Ông giải thích khi nào thì ông bà ta sẽ hò, hát; cách phân biệt ai đang hò, ru, hát lý…

Còn ở kỳ 2 với chủ đề Hò – Lý phương Nam vừa diễn ra, diễn giả PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm mang đến những kiến thức tổng quan về hai hình thức hò và lý thông qua những chia sẻ, phân tích và ví dụ sinh động.

Diễn giả PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm (phải) tại chương trình

Diễn giả PGS-TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm (phải) tại chương trình

Điều khiến các chương trình của Diễn xướng Nam bộ thú vị hơn nữa là không gian sự kiện được tái hiện như bối cảnh chợ quê, với những gian hàng bán quà vặt của miền đất Nam bộ như khoai mì hấp nước dừa, bánh tằm bì, bánh pía…; các trò chơi dân gian như đánh banh đũa, nhảy lò cò, ô ăn quan… Điều đặc biệt nữa là chương trình khuyến khích người tham gia diện áo dài, áo bà ba, mang guốc mộc…, khiến không gian nơi đây như thực sự được trở về với văn hóa dân gian xưa.

Nói về chương trình, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng cho rằng: “Mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn với sự phát triển kinh tế và xã hội khác nhau sẽ tạo nên những trào lưu văn hóa khác nhau. Không phải chúng ta tôn sùng văn hóa xưa nhưng chúng ta cần giới thiệu những nét văn hóa mà ông bà ta đã từng yêu thích và giải thích một cách dễ hiểu nhất nét đặc trưng của những trào lưu văn hóa này để từ đó các bạn trẻ biết được văn hóa Việt có gì, có như thế nào, nét chấm phá ra sao. Chúng ta chỉ là bày thêm nhiều món ăn văn hóa có hương vị khác nhau và để quyền lựa chọn lại cho các bạn đương thời”.

Theo TNO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: