Người Sài Gòn đi ăn nhà hàng phải trả tiền bằng thẻ?


 Cục Thuế TP.HCM muốn ngành hàng ăn uống, dịch vụ cao cấp phải sử dụng máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế, không dùng tiền mặt trong thanh toán…

TP. HCM: Năm học mới sẽ không tăng học phí

Cảnh báo nhà đầu tư, giá đất nền tại TP. HCM đang sốt ảo

Một số nhà hàng đã chú trọng hơn trong việc thanh toán bằng thẻ. Trong ảnh: khách hàng trả tiền qua thẻ tại một cửa hàng ở quận 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Một số nhà hàng đã chú trọng hơn trong việc thanh toán bằng thẻ. Trong ảnh: khách hàng trả tiền qua thẻ tại một cửa hàng ở quận 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Các đơn vị này cũng phải sử dụng hóa đơn điện tử để xác minh chính xác doanh thu thực tế phát sinh và thực hiện. Đây được coi là biện pháp nhằm tăng cường quản lý thuế với hoạt động kinh doanh ngành ăn uống, dịch vụ cao cấp.

Áp dụng trước cho nhà hàng lớn

Giải thích về đề xuất này, ông Trần Ngọc Tâm – cục trưởng Cục Thuế TP.HCM – cho biết hướng trước mắt những giải pháp trên được áp dụng cho những nhà hàng có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, có nhu cầu xuất hóa đơn chứ chưa áp dụng cho những quán ăn nhỏ.

“Tiêu chí để phân biệt là nhà hàng thường bán theo kiểu đặt món, trong khi quán ăn thường bán các món nấu sẵn, ví dụ quán phở, bún bò…” – ông Tâm cho biết.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Đồ họa: V.Cường

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước – Đồ họa: V.Cường

Cũng theo ông Tâm, đề xuất này không có nghĩa là tới đây đi ăn nhà hàng, quán ăn không được dùng tiền mặt mà phải thanh toán qua thẻ hay chuyển khoản…

Theo ngưỡng quy định không sử dụng tiền mặt trong Luật sửa đổi các luật thuế, theo đó, đã quy định hóa đơn 20 triệu đồng phải thanh toán qua ngân hàng.

Tuy nhiên tới đây, ông Tâm tiết lộ, theo nhiều đề xuất, có khả năng ngưỡng trên sẽ hạ xuống ngưỡng 5 triệu đồng nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.

Cục trưởng Cục Thuế giải thích đây mới chỉ là đề xuất, và sẽ phải thông qua việc lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi trình UBND TP.HCM để nơi này trình cấp có thẩm quyền.

Về cơ sở hạ tầng cho thanh toán không dùng tiền mặt tại các nhà hàng, ông Tâm cho rằng ở TP.HCM hoàn toàn có thể đáp ứng, người dân thành phố hầu hết có thẻ và tài khoản ngân hàng.

Giúp tăng thu thuế

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Chi cục Thuế quận 1 cũng cho rằng việc hạ ngưỡng buộc phải thanh toán qua ngân hàng từ 20 triệu đồng cần giảm xuống 10 triệu đồng, thậm chí là 5 triệu đồng. Qua đó sẽ giúp hạn chế thất thoát thuế, tăng thu ngân sách, tăng minh bạch…

Theo đại diện Cục Thuế, hiện với cơ chế khoán thuế, các đơn vị kinh doanh có thể lách bằng nhiều cách. Cơ quan thuế quy định bán hàng từ 200.000 đồng phải xuất hóa đơn nhưng hiện nhiều nơi không thực hiện. Người mua hỏi, họ sẽ cộng thêm 10% thuế trong khi có trường hợp tiền thuế đã nằm trong giá bán.

Tình trạng này phổ biến giúp những đơn vị kinh doanh này trốn thuế VAT và trốn luôn cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Tới đây, khi bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, đơn vị kinh doanh sẽ không phải “luồn cúi” đơn vị kiểm tra, hạn chế tiêu cực.

Nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ ở TP.HCM khuyến khích khách thanh toán bằng thẻ để giảm thời gian đếm tiền, quản lý ngân quỹ - Ảnh: Thanh Đạm

Nhiều nhà hàng, cơ sở dịch vụ ở TP.HCM khuyến khích khách thanh toán bằng thẻ để giảm thời gian đếm tiền, quản lý ngân quỹ – Ảnh: Thanh Đạm

Ngân hàng nhập cuộc

Các ngân hàng đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thậm chí cạnh tranh nhau tung ra khuyến mãi.

Anh Nguyễn Thanh Huy (Đống Đa, Hà Nội) cho biết hằng tuần, ngân hàng anh mở thẻ đều có email giới thiệu các chương trình khuyến mãi giảm giá ở hàng chục nhãn hàng, từ ăn uống, thời trang đến liên kết với trang web mua sắm trực tuyến, với mức giảm giá phổ biến từ 15-25%.

Thậm chí, khi mua vé máy bay hay một số dịch vụ khác, anh còn được hoàn 1-3 triệu đồng. “Nếu biết tận dụng, sẽ hưởng lợi rất lớn so với những bất lợi như bị tính thuế, mất một số phí mà nhiều người băn khoăn” – anh Huy nói.

Trong khi đó, một số nhà hàng đã kiên quyết hơn trong việc thanh toán bằng thẻ. Anh Bùi Văn Giáp (Thủ Đức, TP.HCM) kể có lần vào quán cà phê, anh báo là sẽ trả tiền bằng thẻ. Lỡ quên, muốn thanh toán tiền mặt, cô nhân viên nhất quyết không chịu. Cuối cùng đối tác của anh phải đứng dậy cà thẻ thay.

Hiện quy định là hóa đơn 20 triệu phải thanh toán qua ngân hàng. Nhưng tới đây có khả năng sẽ hạ xuống ngưỡng 5 triệu đồng nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt” – Ông Trần Ngọc Tâm (cục trưởng Cục Thuế TP.HCM)

Các ngân hàng bên cạnh đẩy mạnh phát hành thẻ, cũng tăng cập nhật những xu hướng thanh toán và bảo mật mới.

Ông Đào Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietcombank, nhận định nhu cầu mua sắm tiêu dùng trên thiết bị di động gia tăng mạnh mẽ sẽ khiến thanh toán di động đang trở thành một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất trong tương lai.

Với việc ứng dụng công nghệ QR code (mã vạch 2 chiều) và NFC (công nghệ kết nối không dây tầm ngắn), hàng loạt các ứng dụng đã được xây dựng trên thiết bị di động. Ngay tại Việt Nam, Zalo Pay, Mservice, Payoo hay hàng loạt công ty khác đã tham gia thị trường thanh toán di động.

Cùng với việc cho ra mắt dịch vụ VCB-Mobile B@nking phiên bản mới và áp dụng hình thức thanh toán NFC thông qua ứng dụng Samsung Pay, trong thời gian ngắn tới đây, ông Tuấn khẳng định Vietcombank sẽ cho ra đời hàng loạt sản phẩm thanh toán trên thiết bị di động nhằm thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt.

Trong khi đó, HDBank vừa ra mắt công nghệ xác thực dấu vân tay nhằm tăng tính an toàn, bảo mật cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch tại quầy, đồng thời hạn chế các rủi ro giả mạo chữ ký hoặc dùng chứng minh nhân dân giả mạo giao dịch.

Theo ông Nguyễn Phúc Dương – phó giám đốc khối công nghệ thông tin và ngân hàng điện tử Ngân hàng HDBank, đây là biện pháp nhằm tăng lòng tin, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giao dịch tài khoản cho khách hàng.

Ông Dương khẳng định HDBank cũng đang chuyển mình theo hướng công nghệ số để cho ra đời các sản phẩm thanh toán mới nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt.

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh:

Năm 2020: 100% trung tâm mua sắm hiện đại có POS

1

Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam không ngừng phát triển. Tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tiếp tục có xu hướng giảm, từ 14,02% năm 2010 xuống còn 11,45% vào tháng 8-2017.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020, mục tiêu là đến năm 2020, toàn thị trường có ít nhất 300.000 POS; 100% siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có máy POS;100% kho bạc nhà nước các tỉnh, TP… có máy POS để thu ngân sách nhà nước.

Nhằm đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Thủ tướng cũng đã phê duyệt một số đề án với mục tiêu phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới phục vụ khu vực nông thôn, vùng xa như thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số; tăng tỉ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.

Theo TTO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: