Những hiện vật quý hiếm thuở sơ khai vùng đất Nam Bộ


Bảo tàng TP HCM (quận 1) vừa mở cửa hai phòng trưng bày chuyên đề đặc biệt “Dấu ấn khai phá vùng đất Nam bộ qua hiện vật bảo tàng” với nhiều hiện vật quý lần đầu tiên được công bố

Dinh Thượng thơ 130 tuổi ở Sài Gòn được kiến nghị bảo tồn

Triển lãm ảnh “Nude” đầu tiên của tác giả Thái Phiên tại Sài Gòn

Hơn 50 hiện vật gồm bản đồ, sắc phong và ấn triện được giới thiệu, phản ánh lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ thời kỳ 1698-1858.

Hơn 50 hiện vật gồm bản đồ, sắc phong và ấn triện được giới thiệu, phản ánh lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ thời kỳ 1698-1858.

Nổi bật là Tả Quân chi ấn thời Nguyễn cấp cho Đô thống chế Dinh thần sách Lê Văn Duyệt, đúc năm 1802. Hiện vật đang được đề nghị là Bảo vật quốc gia.

Nổi bật là Tả Quân chi ấn thời Nguyễn cấp cho Đô thống chế Dinh thần sách Lê Văn Duyệt, đúc năm 1802. Hiện vật đang được đề nghị là Bảo vật quốc gia.

Ấn Tả quân đạo Phó đô ty thời Tây Sơn, đúc tháng 5/1802. Trong tiến trình khai khẩn từ thế kỷ XVII, các vua truyền Tây Sơn, triều Nguyễn đã ban hành nhiều ấn triện cho các quan lại thay mặt triều đình cai quản, xây dựng trật tự, kỷ cương, mở rộng khai hoang và phát triển vùng đất Sài Gòn - Gia Định.

Ấn Tả quân đạo Phó đô ty thời Tây Sơn, đúc tháng 5/1802. Trong tiến trình khai khẩn từ thế kỷ XVII, các vua truyền Tây Sơn, triều Nguyễn đã ban hành nhiều ấn triện cho các quan lại thay mặt triều đình cai quản, xây dựng trật tự, kỷ cương, mở rộng khai hoang và phát triển vùng đất Sài Gòn – Gia Định.

Dấu triện của chiếc ấn thời Tây Sơn.

Dấu triện của chiếc ấn thời Tây Sơn.

"Tôi rất ấn tượng những hiện vật quý hiếm tại đây, tuy nhiên nếu ban tổ chức trưng bày thêm hiện vật hơn và bài trí bắt mắt, thuận tiện hơn để có thể thu hút nhiều người dân tham quan, chụp hình làm tư liệu", anh Nghiêm (sống tại TP HCM) chia sẻ.

“Tôi rất ấn tượng những hiện vật quý hiếm tại đây, tuy nhiên nếu ban tổ chức trưng bày thêm hiện vật hơn và bài trí bắt mắt, thuận tiện hơn để có thể thu hút nhiều người dân tham quan, chụp hình làm tư liệu”, anh Nghiêm (sống tại TP HCM) chia sẻ.

"Tôi rất thích những họa tiết của chiếc ấn này. Nó rất tinh xảo và đặc biệt", anh Nghiêm nhận xét về Thiên Hoàng Long ấn, được đúc vào nửa đầu thế kỷ XX .

“Tôi rất thích những họa tiết của chiếc ấn này. Nó rất tinh xảo và đặc biệt”, anh Nghiêm nhận xét về Thiên Hoàng Long ấn, được đúc vào nửa đầu thế kỷ XX .

Chiếc ấn thời Tây Sơn, đúc năm 1791 có hình con nghê bằng đồng, linh vật thuần Việt thường được tạo hình trong các đình chùa, miếu mạo xưa.

Chiếc ấn thời Tây Sơn, đúc năm 1791 có hình con nghê bằng đồng, linh vật thuần Việt thường được tạo hình trong các đình chùa, miếu mạo xưa.

"Những sắc phong, chiếu chỉ của các vua triều Nguyễn được trưng bày khá bắt mắt nhưng tôi thấy chú thích còn sơ sài, chưa thật sự hấp dẫn", anh Trần Khôi (ngụ quận 1) chia sẻ.

“Những sắc phong, chiếu chỉ của các vua triều Nguyễn được trưng bày khá bắt mắt nhưng tôi thấy chú thích còn sơ sài, chưa thật sự hấp dẫn”, anh Trần Khôi (ngụ quận 1) chia sẻ.

Bản đồ Sài Gòn năm 1795.

Bản đồ Sài Gòn năm 1795.

Năm 1698 là mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của thành phố, kể từ khi Thống suất Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, lập Phủ Gia Định, thiết lập nền hành trình đầu tiên ở phía Nam.

Từ khi xác lập hành chính đến năm 1795, Sài Gòn có gần 100 năm không ngừng phát triển, trở thành một trong những trung tâm lúa gạo lớn của Nam Bộ và là thị trường lúa gạo quốc tế.

Ngoài các ấn triện, sắc phong, tại triển lãm còn trưng bày các bìa sách cổ như Hoàng triều lục bộ luật lệ nghị định tiểu sách được ghép từ thời Gia Long (1802 đến thời Tự Đức), Thượng dụ huấn điều ấn triện được ban hành năm 1856.

Ngoài các ấn triện, sắc phong, tại triển lãm còn trưng bày các bìa sách cổ như Hoàng triều lục bộ luật lệ nghị định tiểu sách được ghép từ thời Gia Long (1802 đến thời Tự Đức), Thượng dụ huấn điều ấn triện được ban hành năm 1856.

Trong khuôn viên triển lãm, du khách có thể tham quan các góc trưng bày về quá trình phát triển kinh tế, thương nghiệp, văn hóa, xã hội của Sài Gòn và Nam Bộ từ xưa đến nay. Theo ban tổ chức, triển lãm kéo dài tới 30/4/2019.

Trong khuôn viên triển lãm, du khách có thể tham quan các góc trưng bày về quá trình phát triển kinh tế, thương nghiệp, văn hóa, xã hội của Sài Gòn và Nam Bộ từ xưa đến nay.
Theo ban tổ chức, triển lãm kéo dài tới 30/4/2019.

Theo baoxaydung


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: