Phố đi bộ Nguyễn Huệ xuống cấp, nguyên nhân do đâu?


TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông cho rằng đá granite ở phố đi bộ Nguyễn Huệ hư hỏng một vài điểm có thể do đơn vị thi công không đúng kỹ thuật và đá lát đường kém chất lượng.

pho_di_bo_1_zing

Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM) được đầu tư 430 tỷ đồng, dài 640 m, rộng 64 m.Từ khi khánh thành (tháng 4/2015), mỗi ngày có hàng nghìn người dân TP và du khách tới vui chơi, chụp ảnh. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều hoạt động đường phố, thể thao, nghệ thuật, diễu hành và đường hoa hàng năm.

pho_di_bo_2_zing

Điều đặc biệt của tuyến phố đi bộ hiện đại nhất Việt Nam này là toàn bộ mặt đường và vỉa hè đều được lát bằng đá granite. Tuy nhiên, loại đá tự nhiên có độ dày 8 cm lát mặt đường và dày 6 cm lát vỉa hè được cho là có độ bền hàng trăm năm đã có dấu hiệu vỡ, hư hỏng chỉ sau 1 năm đưa vào sử dụng.

pho_di_bo_3_zing

Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông, các đơn vị thi công phố đi bộ Nguyễn Huệ lát đá gratine dính cứng chặt dưới lớp đất bằng xi măng khiến các tấm đá rất dễ vỡ khi chịu lực tác động lớn.

pho_di_bo_4_zing

Ông Sanh cũng cho biết, với một công trình giao thông, có lưu lượng xe đi lại nhiều, người đi bộ đông nhưng thi công không đúng kỹ thuật thì chuyện hư hỏng rất dễ xảy ra. Nhiều tấm đá dài gần 1 m, rộng khoảng 30 cm dùng làm nắp cống liền kề nhau bị nứt làm đôi.

pho_di_bo_5_zing

Vị chuyên gia đang giảng dạy ở nhiều trường đại học này cho biết thêm ở nước ngoài, thi công lát đá gratine phải có một lớp đàn hồi đúng kỹ thuật dưới, các lớp đá có một rãnh được trám bằng một loại chất đặc trưng riêng.

pho_di_bo_6_zingỞ nước ngoài, các con đường được lát loại đá này sẽ có một đội quản lý thường trực theo dõi, kiểm tra và thay thế ngay khi hư hỏng. Đặc biệt luôn có đội vệ sinh thường xuyên trên tuyến đường này để đảm bảo kỹ thuật chất liệu đá bằng một loại hóa chất.

pho_di_bo_7_zing

Chia sẻ về nguyên nhân gây ra hư hỏng một số đoạn đường trên phố Nguyễn Huệ, TS Phạm Sanh cho rằng chắc chắn không liên quan đến nhiệt độ môi trường, biên độ giản của vật liệu. Nguyên nhân có thể do đơn vị thi công chưa đúng kỹ thuật, nguyên liệu đá không chất lượng.

pho_di_bo_8_zing

Theo ông Nguyễn Vĩnh Ninh, Giám đốc Khu quản lý đô thị số 1 thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, công trình đang trong quá trình chuẩn bị nghiệm thu, đơn vị thi công chưa bàn giao. Tình trạng đá nứt, bong tróc trên phố đi bộ xảy ra ở một vài nơi có xe qua lại.

pho_di_bo_9_zing

Khu quản lý đô thị số 1 đã yêu cầu đơn vị thi công, tư vấn giám sát kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ công trình và sửa chữa ngay những hư hỏng. Sau khi có báo cáo chi tiết, đơn vị sẽ kiểm tra nếu công trình đảm bảo chất lượng mới nghiệm thu.

pho_di_bo_10_zing

Không những chỉ có mặt đường bong tróc, bể vỡ mà các hạng mục phụ đi kèm như cống thoát nước, đèn led, hệ thống phun nước… trên phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng đã hư hỏng, xuống cấp.

pho_di_bo_11_zing

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hiền, chuyên ngành Cơ sở hạ tầng đô thị, cho rằng các hạng mục phụ đi kèm hư hỏng một phần do công tác quản lý, bảo trì còn hạn chế với lượng người đến tham quan, vui chơi ở phố đi bộ rất đông.

pho_di_bo_12_zing

Nhiều người dân đến vui chơi ở phố đi bộ không có ý thức giữ gìn tài sản chung, trong lúc đội ngũ quản lý công viên lại hạn chế nên các hạng mục rất dễ hư hỏng.

pho_di_bo_13_zing

Hai miếng đá hoa cương bị bong tróc dưới tủ điện nhiều ngày những vẫn chưa có cơ quan chức năng đến sửa chữa, thu dọn khiến mỹ quan phố đi bộ rất nhếch nhác, chưa kể có thể nguy hiểm đến sự an toàn của các em nhỏ khi đến vui chơi trên phố đi bộ vào ban đêm.

pho_di_bo_15_zing

Một bồn hoa giả màu đá granite bị thủng một bên.

pho_di_bo_17_zing

Nhiều thùng rác bị mất chân trụ, được thay thế bằng những viên gạch ống.

pho_di_bo_18_zing

Cửa xuống của một trong 4 trung tâm điều khiển, đồng thời là khu vực toilet của phố đi bộ bị chặn lại trong chiều 8/5.

Theo Lê Quân – Phước Tuần / zing.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: