Tháng Chạp Sài Gòn – thời khắc chuyển giao của gió


(2SaiGon) – Tháng chạp Sài Gòn, đợi mãi không thấy ngọn gió nào mang hơi hướm tết. Chị nhớ xiết bao một chút chướng sang mùa

Tứ đại đồng đường Sài Gòn ăn tết

Những phiên chợ tết xưa trong nỗi nhớ của một người Sài Gòn

Những mùa Tết xưa trong ký ức một người Sài Gòn

chỉ cần nghe âm thanh của có gió, chỉ cần cảm nhận được cái mơn man của gió chạm vào làn da là người dân quê chị có thể phân biệt được ngay chướng non hay chướng đã già.

Chỉ cần nghe âm thanh của có gió là  có thể phân biệt được chướng non hay chướng đã già.

Gió vốn dĩ không có tuổi. Thế nhưng, chỉ cần nghe âm thanh của có gió, chỉ cần cảm nhận được cái mơn man của gió chạm vào làn da là người dân quê chị có thể phân biệt được ngay chướng non hay chướng đã già.

Cứ kết thúc sáu tháng mùa mưa là bắt đầu chướng về, chướng nhè nhẹ liu riu, gọi là chướng non. Dưới sông, cá theo chướng đổ về. Trên đồng, ruộng bắt đầu mùa gặt. Ngoài vườn, đọt cây phơn phởn ra lá lụa. Trước ngõ, hàng bông so đũa nở trắng một góc trời…

Từ đó đổ đi, chướng cứ ngày một dày thêm, rõ ràng hơn và càng gần về Tết, chướng càng tự tin, phơi phới làm chủ cả một vùng trời, khi đó người ta gọi là chướng già.

Và thế là chị lại ngồi đếm Tết .

 Và thế là chị lại ngồi đếm Tết .

Và thế là chị lại ngồi đếm Tết .

1- Chị thương chồng ở lại tập làm dân quê.

Thằng Út đưa chị hai về nhà chồng. Bữa sau, vô lớp nghe cô giáo đọc câu ca dao: “Con cá đối nằm trên cối đá. Con chim đa đa đậu nhánh đa đa. Chồng gần sao em không lấy, đi lấy chồng xa. Mai sau cha yếu mẹ già. Chén cơm đôi đũa chung trà ai dâng?”, nó buồn rười rượi, cặp mắt đỏ lừ. Mấy đứa bạn hỏi. Nó ngậm ngùi: “Tội nghiệp chị hai tao”.

Đó là nó chỉ cám cảnh cái khoảng cách hơn một trăm cây số từ Sài Gòn về quê chồng chị nó. Nó ngán cái cảnh xếp hàng rồng rắn chầu chực mua cái vé xe đò ở Xa cảng miền Tây, nó hãi cái cảnh chen chúc chờ phà hàng giờ trong những âm thanh hỗn độn. Chớ nó đâu biết rằng, ở phía bên kia con sông Tiền xa lắc lơ kia, chị nó cũng giống như con cá đối đang nằm trên cối đá.

Chỗ ở là căn chòi thấp lè tè bị nuốt chửng bởi bạt ngàn là mía. Lần đầu tiên ra vườn không biết đường trở vô nhà, chị đứng khóc ngất giữa trời.

ở phía bên kia con sông Tiền xa lắc lơ kia, chị nó cũng giống như con cá đối đang nằm trên cối đá.

Ở phía bên kia con sông Tiền xa lắc lơ kia, chị  giống như con cá đối  nằm trên cối đá.

Đêm tháng mười, nằm nghe tiếng mưa rơi, con tim chị như có ai chà xát. Chiều tháng giêng, ngồi nghe tiếng bù tọt ểnh ương dội vào lòng thê thiết. Nửa khuya trở giấc, còn chiêm bao ngửi thấy mùi khói xe thơm lựng đến nao lòng. Những tên người, tên phố cứ chen nhau tràn qua miền nhớ không nguôi.

Tới bữa nấu cơm, đốt nắm lá dừa nhóm lửa, nước mắt nước mũi chảy tong tong vào miệng mặn chát mà lửa cũng không bắt được vào cọng củi khô.

Cô em chồng cảm mạo nhức đầu, sai chị ra vườn hái nắm lá xông. Chẳng biết  cây nào là cây cam, cây nào là cây bưởi (vì cây chưa có trái). Không biết lá nào lá sả, lá nào là cỏ tranh.

Cô em chồng liếc chỗ cườm tay chị bị cỏ tranh cào xước, cằn nhằn, liếc háy rồi te tái bỏ đi. Bao nhiêu cảm mạo nhức đầu của cô em chồng sang qua chị hết.

Nhìn chỗ xước như một đường chỉ đỏ vắt qua tay, chị đưa nắm cỏ tranh lên mũi ngửi. Đúng rồi. Đâu phải là lá sả, đâu giống mùi tóc má. Hèn chi… Sống mũi chị cay sè không biết do nhớ má hay do vừa bị mắng.

Buổi tối lên giường, tủi thân chị dúi đầu vào ngực chồng rấm rứt. Chiếc áo gối  có hình đôi loan phượng uốn mình ôm lấy chữ trăm năm hạnh phúc được thêu bằng loại chỉ rẻ tiền bị nước mắt làm ướt nhòe, thấm đỏ cả một bên má chị. Anh ôm vợ vào lòng xoa lưng cho chị ngủ. Chị thương chồng ở lại tập làm dân quê.

 Chị thương chồng ở lại tập làm dân quê.

Chị thương chồng ở lại tập làm dân quê.

2– Chị thương mình, trở về làm người thành phố.

Chị trở lại Sài Gòn, dắt theo con trai. Cũng giống hai mươi bảy năm trước, cũng mừng mừng tủi tủi ra đi.  Xe vượt qua cầu. Gió chướng lồng lộng thổi. Mặt nước sông đầy lấp loáng chao nghiêng. Những chuyến phà chen chúc đã đi vào quá vãng.

Tự nhiên chị thấy buồn buồn. Con người ta kể cũng ngộ. Cái hồi qua phà lâu lắc cực khổ thì ước sao xây được cây cầu, giờ bon bon qua cầu lại bùi ngùi thương về những chuyến phà xưa.

Xe vượt qua cầu. Gió chướng lồng lộng thổi

Xe vượt qua cầu. Gió chướng lồng lộng thổi

Những chuyến phà chen chúc đã đi vào quá vãng

Những chuyến phà chen chúc đã đi vào quá vãng

Chị trở về, thấy Sài Gòn cái gì cũng như trẻ lại. Nhà mới xây. Cây mới trồng… Chỉ có ba má là già đi không gượng lại được. Chị bỗng nhận ra mình là một người nhà quê chính hiệu khi đứng tần ngần mãi không băng qua được phía bên kia đường giữa dòng xe cộ mà chiếc này cứ chầm hầm trèo lên lưng chiếc kia.

Ba giờ sáng, khi mọi người bắt đầu vào giấc ngủ say thì chị lại thao lao nằm đợi… một tiếng gà. Chị nhớ khung cửa sổ mở ra một góc vườn, nơi chị hay ngồi nhìn mấy con chìa vôi tíu tít chuyền cành làm rớt những giọt sương đêm ngủ quên trên lá. Chị lại quặn lòng nhớ mùi khói bếp, nhớ tiếng củi khô lách tách và nhớ… tiếng một người.

Mỗi bận ra đứng cửa sau, chị ước gì trước mặt chị là dòng sông quê đang chở tiếng bìm bịp kêu dềnh dàng con nước lớn. Rồi chị đâm  thương con chim vịt kêu chiều nhớ bạn tình xa thấp thỏm. Những tên người, tên xóm, tên sông… lại chen nhau tràn vào nỗi nhớ. Chị thương mình, trở về làm người thành phố.

Chị thương mình, trở về làm người thành phố.

Chị thương mình, trở về làm người thành phố.

Vậy mà cũng đã hơn mười mùa Tết lặng lẽ trôi qua kể từ cái bận chị quay về làm một người lạc thời bơ vơ trên từng góc phố xưa.

Cuộc đời trả lãi cho chị lít nhít một đàn con cháu, dâu rể cùng với… một mái đầu điểm bạc.

Đêm trở mình quay sang ôm khoảng trống vào lòng, chị bần thần bấm đốt ngón tay… đếm Tết. Trong thời khắc chuyển giao của gió, chị thấy lòng mình bỗng dưng bình yên, thư thái như con thuyền đang lên đênh trên một dòng không không hề có sóng, mặt nước cứ lặng lờ trôi, hiền lành, dịu dàng, và thanh sạch như thể chưa từng nếm trải bao đắng cay số phận, chưa từng chứng kiến bao dâu bể cuộc đời.

                                                  NGÔ THỊ THU VÂN


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: