Cặp chị em bán vé số và ước mơ đến gần hơn với con chữ


Giữa ồn ào của cuộc sống vẫn có những vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, đó là hình ảnh của em bé bên vệ đường với khao khát được cắp sách đến trường, qua khám phá của Oppo Find X.

Phía sau bức ảnh ‘ông cụ khóc trong mưa’ là câu chuyện về lão ‘khờ’ 20 năm bán vé số ở Sài Gòn

Cụ bà U.90 ‘bắn tiếng Anh’ bán vé số cho anh Tây: Phía sau phận người

Nếu ai đã từng đi qua góc đường Tú Xương - Nguyễn Thông (quận 3, TP.HCM) sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh hai cô bé với vóc người ốm, đôi mắt sáng say sưa tập viết và hồn nhiên nô đùa bên người mẹ đang ngồi bán vé số. Hai chị em đó là Phạm Thị Hồng Ngọc Phướng và Phạm Thị Hồng Ngọc Đa Đa.

Nếu ai đã từng đi qua góc đường Tú Xương – Nguyễn Thông (quận 3, TP.HCM) sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh hai cô bé với vóc người ốm, đôi mắt sáng say sưa tập viết và hồn nhiên nô đùa bên người mẹ đang ngồi bán vé số. Hai chị em đó là Phạm Thị Hồng Ngọc Phướng và Phạm Thị Hồng Ngọc Đa Đa.

Ngọc Phướng năm nay 7 tuổi, Đa Đa thì vừa lên 6. Tuổi thơ của 2 em không phải là những ngày ê a trên lớp, được tung tăng cùng chúng bạn trên giảng đường. Các em phải theo mẹ đi khắp các nẻo đường Sài Gòn bán vé số lo cơm áo gạo tiền.

Ngọc Phướng năm nay 7 tuổi, Đa Đa thì vừa lên 6. Tuổi thơ của 2 em không phải là những ngày ê a trên lớp, được tung tăng cùng chúng bạn trên giảng đường. Các em phải theo mẹ đi khắp các nẻo đường Sài Gòn bán vé số lo cơm áo gạo tiền.

Bao năm qua, những con đường các em đi qua đã trở thành lớp học thân thương. Còn góc đường Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan (quận 3, TP.HCM) chính là mái nhà, nơi nuôi dưỡng ước mơ hoài bão của 2 chị em. Và khát khao về con chữ trở thành sức mạnh để 2 chị em Ngọc Phướng và Đa Đa vượt qua nghịch cảnh nghèo khó.

Bao năm qua, những con đường các em đi qua đã trở thành lớp học thân thương. Còn góc đường Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan (quận 3, TP.HCM) chính là mái nhà, nơi nuôi dưỡng ước mơ hoài bão của 2 chị em. Và khát khao về con chữ trở thành sức mạnh để 2 chị em Ngọc Phướng và Đa Đa vượt qua nghịch cảnh nghèo khó.

Căn phòng của 2 chị em là nơi chật chội chừng 10 m2 trong con hẻm ở Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức). Ngồi trên đường học viết bao năm đã hình thành trong các em thói quen ngồi nền viết ngay cả khi đã về nhà.

Căn phòng của 2 chị em là nơi chật chội chừng 10 m2 trong con hẻm ở Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức). Ngồi trên đường học viết bao năm đã hình thành trong các em thói quen ngồi nền viết ngay cả khi đã về nhà.

Chính cái khổ, cái thiếu thốn suốt thời gian dài đã rèn luyện cho lũ trẻ đủ những tư thế ngồi viết và học bài ngay trên lề đường. Bà Phạm Thị Hồng Sang, mẹ của hai bé, tâm tình: Chúng chưa bao giờ than vãn một câu mệt nhọc hay mỏi gối, dù phải tập viết giữa cái nắng nóng như thiêu như đốt hay giữa mưa gió bụi đường”.

Chính cái khổ, cái thiếu thốn suốt thời gian dài đã rèn luyện cho lũ trẻ đủ những tư thế ngồi viết và học bài ngay trên lề đường. Bà Phạm Thị Hồng Sang, mẹ của hai bé, tâm tình: Chúng chưa bao giờ than vãn một câu mệt nhọc hay mỏi gối, dù phải tập viết giữa cái nắng nóng như thiêu như đốt hay giữa mưa gió bụi đường”.

Khi được hỏi về ước mơ là gì, Đa Đa hồn nhiên đáp: “Con muốn làm bác sĩ, chị Phướng cũng vậy. Để sau này có thể chữa bệnh cho bố mẹ. Mẹ con bảo chỉ cho hai chị em học hết lớp 5 để biết chữ thôi, vì mẹ không có tiền để mua sách vở cho tụi con nữa”.

Khi được hỏi về ước mơ là gì, Đa Đa hồn nhiên đáp: “Con muốn làm bác sĩ, chị Phướng cũng vậy. Để sau này có thể chữa bệnh cho bố mẹ. Mẹ con bảo chỉ cho hai chị em học hết lớp 5 để biết chữ thôi, vì mẹ không có tiền để mua sách vở cho tụi con nữa”.

Năm 2009, bà Phạm Thị Hồng Sang, khi ấy 37 tuổi, xuống Sài Gòn chăm mẹ bệnh nặng. Thời gian này duyên phận đưa bà Sang gặp ông Huỳnh Văn Châu (54 tuổi), người đàn ông đã bỏ vợ tha phương về Sài Gòn mưu sinh. Không lâu sau đó, mẹ bà Sang qua đời vì bệnh tình trở nặng. Đến khi hết tang mẹ, bà Sang trở lại Sài Gòn tìm gặp ông Châu rồi kết duyên vợ chồng, nương tựa nhau và sinh ra 2 người con là bé Ngọc Phướng và Đa Đa.

Năm 2009, bà Phạm Thị Hồng Sang, khi ấy 37 tuổi, xuống Sài Gòn chăm mẹ bệnh nặng. Thời gian này duyên phận đưa bà Sang gặp ông Huỳnh Văn Châu (54 tuổi), người đàn ông đã bỏ vợ tha phương về Sài Gòn mưu sinh. Không lâu sau đó, mẹ bà Sang qua đời vì bệnh tình trở nặng. Đến khi hết tang mẹ, bà Sang trở lại Sài Gòn tìm gặp ông Châu rồi kết duyên vợ chồng, nương tựa nhau và sinh ra 2 người con là bé Ngọc Phướng và Đa Đa.

Cuộc sống cứ thế trôi qua, vợ chồng bà Sang dắt theo 2 con nhỏ thang thang khắp những con hẻm Sài Gòn bươn chải bán vé số. Cuộc sống thiếu thốn đủ bề, khó khăn ngày càng chồng chất khi cả ông Châu và bà Sang lần lượt đổ bệnh. Ông Sang vốn bị bệnh gan nên sức khoẻ ngày càng yếu, bà Sang thì bị mù một mắt, giờ đây cũng ngồi một chỗ vì phải trải qua nhiều lần phẫu thuật bàng quang.

Cuộc sống cứ thế trôi qua, vợ chồng bà Sang dắt theo 2 con nhỏ thang thang khắp những con hẻm Sài Gòn bươn chải bán vé số. Cuộc sống thiếu thốn đủ bề, khó khăn ngày càng chồng chất khi cả ông Châu và bà Sang lần lượt đổ bệnh. Ông Sang vốn bị bệnh gan nên sức khoẻ ngày càng yếu, bà Sang thì bị mù một mắt, giờ đây cũng ngồi một chỗ vì phải trải qua nhiều lần phẫu thuật bàng quang.

Tuổi thơ của Ngọc Phướng và Đa Đa thiếu thốn, bất hạnh nhưng sâu trong tiềm thức, khát vọng được đi học của 2 em chưa bao giờ ngừng lại. Điều đó thể hiện ngay trong những suy nghĩ và chia sẻ ngây ngô của em: “Nếu không đủ tiền đến lớp thì tụi con vẫn sẽ cố gắng tự học, cho dù là học ở ngoài trời hay ở vỉa hè”.

Tuổi thơ của Ngọc Phướng và Đa Đa thiếu thốn, bất hạnh nhưng sâu trong tiềm thức, khát vọng được đi học của 2 em chưa bao giờ ngừng lại. Điều đó thể hiện ngay trong những suy nghĩ và chia sẻ ngây ngô của em: “Nếu không đủ tiền đến lớp thì tụi con vẫn sẽ cố gắng tự học, cho dù là học ở ngoài trời hay ở vỉa hè”.

Ở nơi nào đó trong cuộc sống nhộn nhịp và vội vã này, vẫn còn những cuộc sống khó khăn và vất vả, nhưng những gì lăng kính OPPO Find X tìm thấy chính là lòng tin vào cuộc sống, nghị lực vượt qua những nghịch cảnh để sống vui và sống trọn từng ngày. Đó chính là vẻ đẹp trong sáng nhất, nhưng đôi lúc, vô tình bị lãng quên.

Ở nơi nào đó trong cuộc sống nhộn nhịp và vội vã này, vẫn còn những cuộc sống khó khăn và vất vả, nhưng những gì lăng kính OPPO Find X tìm thấy chính là lòng tin vào cuộc sống, nghị lực vượt qua những nghịch cảnh để sống vui và sống trọn từng ngày. Đó chính là vẻ đẹp trong sáng nhất, nhưng đôi lúc, vô tình bị lãng quên.

Theo news.zing.


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: