Tìm đâu xa xôi, nhìn những bức vẽ của ông giáo già trên ngõ hẻm Sài Gòn là thấy Tết về gần lắm rồi!


Nhìn những bức tường cũ kỹ, hoen ố, ông giáo già nghĩ rằng phải làm điều gì đó. Thế rồi ông tự đi mua sơn về, vẽ lại những bức tường với dòng chữ dễ thương, những màu sắc gần gũi khiến người ta cảm nhận như một cái Tết ấm cúng đúng chất Sài Gòn xưa đang trở về.

Họa sĩ 75 tuổi trang trí các con hẻm Sài Gòn

Ngắm Sài Gòn đa sắc và cuốn hút qua tranh màu nước

Ngắm đàn gà sẽ xuất hiện trên phố đi bộ Tết Đinh Dậu

Những ngày cuối năm, ông Minh luôn bận rộn công việc của mình, ông tất bật từ sáng sớm, đến chiều tà, nhưng không phải là chăm chút cho ngôi nhà của mình chuẩn bị đón tết, ông đang làm một công việc “hoành tráng” và “vĩ mô” hơn, đó là đem xuân về cho cả một con hẻm.

Năm ngoái, cũng vào thời điểm cận tết như thế này, khi đi ngang qua những bức tường cũ kỹ, ẩm mốc của con hẻm nhà mình, ông Nguyễn Văn Minh (74 tuổi) đã suy nghĩ rất nhiều về việc sẽ làm mới chúng. Bằng một cách nào đó? Và vì sao không phải là những bức tranh?

Năm ngoái, cũng vào thời điểm cận tết như thế này, khi đi ngang qua những bức tường cũ kỹ, ẩm mốc của con hẻm nhà mình, ông Nguyễn Văn Minh (74 tuổi) đã suy nghĩ rất nhiều về việc sẽ làm mới chúng. Bằng một cách nào đó? Và vì sao không phải là những bức tranh?

Đó hoàn toàn là một quyết định táo bạo của một người đàn ông đã quá tuổi thất thập cổ lai hy. Thứ nhất là ở tuổi này, lẽ ra ông nên nghỉ ngơi, thứ hai là sẽ ra sao nếu mọi người không đồng ý để ông vẽ lên tường nhà họ. Ban đầu, ông Minh tự bỏ tiền túi mua sơn và cọ để vẽ một vài bức tường ở gần nhà. "Chú cũng ngại vì sợ người ta không cho mình vẽ, nhưng dần dần mọi người thấy mình vẽ mấy bức tranh tết đẹp, có không khí phấn khởi, nên ai nấy cũng ủng hộ" - ông Minh hào hứng chia sẻ.

Đó hoàn toàn là một quyết định táo bạo của một người đàn ông đã quá tuổi thất thập cổ lai hy. Thứ nhất là ở tuổi này, lẽ ra ông nên nghỉ ngơi, thứ hai là sẽ ra sao nếu mọi người không đồng ý để ông vẽ lên tường nhà họ. Ban đầu, ông Minh tự bỏ tiền túi mua sơn và cọ để vẽ một vài bức tường ở gần nhà. “Chú cũng ngại vì sợ người ta không cho mình vẽ, nhưng dần dần mọi người thấy mình vẽ mấy bức tranh tết đẹp, có không khí phấn khởi, nên ai nấy cũng ủng hộ” – ông Minh hào hứng chia sẻ.

Thời còn trẻ ông Minh từng học qua ngành hội họa, thế nhưng vì chiến sự nên ông buộc phải gác lại niềm đam mê của mình để gia nhập quân đội. Sau này khi đất nước giải phóng, ông Minh trở thành thầy giáo dạy nhạc, họa và thể thao ở trường dành cho trẻ em khuyết tật trên đường Nguyễn Khoái (quận 4).

Thời còn trẻ ông Minh từng học qua ngành hội họa, thế nhưng vì chiến sự nên ông buộc phải gác lại niềm đam mê của mình để gia nhập quân đội. Sau này khi đất nước giải phóng, ông Minh trở thành thầy giáo dạy nhạc, họa và thể thao ở trường dành cho trẻ em khuyết tật trên đường Nguyễn Khoái (quận 4).

Ông tâm sự: "Vẽ cũng giống như chơi nhạc vậy đó, một khi đã bắt đầu vẽ là sẽ ghiền, mà ghiền là không ngừng lại được". Đó là lý do vì sao ông Minh luôn cần mẫn với những bức tranh mùa xuân của ông, mặc dù chẳng ai trả cho ông một đồng lệ phí. Đơn giản vì ông thích, vậy thôi.

Ông tâm sự: “Vẽ cũng giống như chơi nhạc vậy đó, một khi đã bắt đầu vẽ là sẽ ghiền, mà ghiền là không ngừng lại được”. Đó là lý do vì sao ông Minh luôn cần mẫn với những bức tranh mùa xuân của ông, mặc dù chẳng ai trả cho ông một đồng lệ phí. Đơn giản vì ông thích, vậy thôi.

Rõ ràng những bức tranh mùa xuân rực rỡ của ông Minh đã đem đến một không gian hoàn toàn tươi mới cho con hẻm cũ. Mọi thứ như được khoác lên mình một tấm áo mới, thật đẹp và lộng lẫy, sẵn sàng để đón một mùa xuân đang đến gần.

Rõ ràng những bức tranh mùa xuân rực rỡ của ông Minh đã đem đến một không gian hoàn toàn tươi mới cho con hẻm cũ. Mọi thứ như được khoác lên mình một tấm áo mới, thật đẹp và lộng lẫy, sẵn sàng để đón một mùa xuân đang đến gần.

Tranh của ông Minh không đơn thuần là những hình ảnh, nó còn là những câu thơ, bài nhạc được lồng ghép một cách tinh tế. Đó là cách mà người nghệ sĩ ấy lồng ghép âm nhạc và hội hoạ - hai niềm đam mê của ông, thành một tác phẩm tròn trịa.

Tranh của ông Minh không đơn thuần là những hình ảnh, nó còn là những câu thơ, bài nhạc được lồng ghép một cách tinh tế. Đó là cách mà người nghệ sĩ ấy lồng ghép âm nhạc và hội hoạ – hai niềm đam mê của ông, thành một tác phẩm tròn trịa.

Mất khoảng 1 ngày để ông Minh có thể hoàn thành 1 bức tranh. Ông bảo chờ lớp sơn nền khô là vẽ nhanh, nhưng cũng tùy hôm, hôm nào có cảm hứng thì nhanh, còn hôm nào mất hứng thì dừng lại, mai vẽ tiếp.

Mất khoảng 1 ngày để ông Minh có thể hoàn thành 1 bức tranh. Ông bảo chờ lớp sơn nền khô là vẽ nhanh, nhưng cũng tùy hôm, hôm nào có cảm hứng thì nhanh, còn hôm nào mất hứng thì dừng lại, mai vẽ tiếp.

Những bức tranh được ông giáo già vẽ và trang trí một cách tỉ mẩn.

Những bức tranh được ông giáo già vẽ và trang trí một cách tỉ mẩn.

Tôi có thoáng giật mình khi nghe ông Minh bảo rằng năm nay ông đã 74 tuổi. Ông cười hì hì, thanh minh: "Biết sao không? Vì chú tập võ rồi chuyển sang tập khí công và Yoga, ngày nào cũng tập đều đặn, nên sức khoẻ dẻo dai và cũng chậm già. Chứ bạn chú nhiều người đã đi rồi".

Tôi có thoáng giật mình khi nghe ông Minh bảo rằng năm nay ông đã 74 tuổi. Ông cười hì hì, thanh minh: “Biết sao không? Vì chú tập võ rồi chuyển sang tập khí công và Yoga, ngày nào cũng tập đều đặn, nên sức khoẻ dẻo dai và cũng chậm già. Chứ bạn chú nhiều người đã đi rồi”.

Ông Minh hầu như tất bật từ 15 tháng chạp đến 30 tết với những bức tranh của mình. Mọi người trong xóm ai cũng chờ ông đến để làm mới ngôi nhà, chuẩn bị đón tết. Chú Năm cười sảng khoái khoe: "Năm ngoái chú Minh chưa có thời gian vẽ cho nhà tui, năm nay ổng vẽ cho một bức hoành tránh, nhìn khoái ghê. Chưa gì là thấy tết rồi đó".

Ông Minh hầu như tất bật từ 15 tháng chạp đến 30 tết với những bức tranh của mình. Mọi người trong xóm ai cũng chờ ông đến để làm mới ngôi nhà, chuẩn bị đón tết. Chú Năm cười sảng khoái khoe: “Năm ngoái chú Minh chưa có thời gian vẽ cho nhà tui, năm nay ổng vẽ cho một bức hoành tránh, nhìn khoái ghê. Chưa gì là thấy tết rồi đó”.

Những bức tranh đem xuân về thật gần với người Sài Gòn.

Những bức tranh đem xuân về thật gần với người Sài Gòn.

Ông Minh cười bảo: "Con cái bây giờ ổn định hết rồi, đứa nào cũng có công việc tốt, có con có cái, nên chú cũng không còn phải lo lắng nữa, giờ là lúc được nghỉ ngơi và sống với những đam mê của mình thời trai trẻ".

Ông Minh cười bảo: “Con cái bây giờ ổn định hết rồi, đứa nào cũng có công việc tốt, có con có cái, nên chú cũng không còn phải lo lắng nữa, giờ là lúc được nghỉ ngơi và sống với những đam mê của mình thời trai trẻ”.

Cuối ngày, khi chia tay sơn và cọ, ông Minh trở về nhà bên cây đàn quen thuộc. Ông thả mình vào tiếng đàn, mọi thứ trôi qua thật nhẹ. Đó là cách mà một người Sài Gòn tận hưởng cuộc sống.

Cuối ngày, khi chia tay sơn và cọ, ông Minh trở về nhà bên cây đàn quen thuộc. Ông thả mình vào tiếng đàn, mọi thứ trôi qua thật nhẹ. Đó là cách mà một người Sài Gòn tận hưởng cuộc sống.

Theo kenh14.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: