Trong nhà hàng bóng tối ở Sài Gòn: “Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu…”


Lúc mới ra mắt, nhà hàng bóng tối từng nhận không ít dự đoán rằng mô hình này sẽ sớm “dẹp tiệm” vì người ta chỉ đến 1 lần vì tò mò. Thế nhưng 3 năm qua, nhà hàng đã đón và truyền cảm hứng cho nhiều thực khách. Và cũng từ đây, rất nhiều bạn trẻ khiếm thị đã trưởng thành.

Ánh sáng ở nhà hàng bóng tối

Những bí ẩn trong “nhà hàng bóng tối” tại Sài Gòn

“Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu nha…”

Hôm nọ, có một người mẹ dẫn 3 cậu con trai đến nhà hàng Noir để trải nghiệm bữa ăn trong căn phòng bóng tối. Bà đứng bên ngoài và để 3 cậu nhỏ tự vào bên trong theo hướng dẫn của các nhân viên khiếm thị. Trong bóng tối các cậu nhóc chỉ nghe được tiếng nói của người hướng dẫn chứ không hề biết mặt họ, chính vì thế các cậu rất tò mò về những nhân viên.

Ngay sau khi bước ra căn phòng tối, 3 cậu nhóc liền đến gặp mẹ và kể rằng trong phòng ăn chúng đã gặp một cô nhân viên tên Thu, cô ấy có giọng nói rất thân thiện. Những đứa trẻ tin rằng một người có giọng nói hay thì cũng sẽ rất xinh đẹp nên một hai đòi cô ấy bước ra khỏi phòng tối. “Cái cô này dễ thương lắm, chắc là cô này xinh gái lắm nè. Cô Thu đi ra ngoài cho tụi con xem mặt đi!”

Thế nhưng khi chị Thu bước ra với đôi mắt một bên xanh, một bên trắng đục, 3 cậu nhóc đã rất sợ, không dám nói năng gì, thậm chí không dám đến gần người nữ nhân viên ấy. Biết trẻ con hồn nhiên, chị Thu chỉ cười: “Thấy chưa, cô Thu không có đôi mắt đẹp như các con đâu!”.

Với họ, bóng tối không phải là thứ đáng sợ nhất

Nhà hàng bóng tối – Noir ra mắt lần đầu vào năm 2014 và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng vì là ý tưởng khá mới lạ ở Việt Nam. Có rất nhiều người ủng hộ, nhưng không ít người cho rằng chỉ là chiêu trò và sẽ sớm lụi tàn vì thực khách chỉ đến thử 1 lần cho biết chứ không đến lần thứ 2. Ấy thế mà 3 năm trôi qua, biết bao thực khách từ mọi miền, từ nhiều quốc gia đã đến và quay trở lại vì nguồn cảm hứng bất tận mà những nhân viên khiếm thị ở đây truyền cho họ.

Chuyện chưa kể về nhân viên khiếm thị trong nhà hàng bóng tối ở Sài Gòn: "Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu nha..." - Ảnh 2.

Trong 3 năm qua, rất nhiều thực khách chia sẻ rằng khi bước ra khỏi phòng tối, họ cảm thấy trân quý cuộc sống của mình hơn và cảm phục nghị lực của những nhân viên khiếm thị tại đây.

Trong 3 năm qua, rất nhiều thực khách chia sẻ rằng khi bước ra khỏi phòng tối, họ cảm thấy trân quý cuộc sống của mình hơn và cảm phục nghị lực của những nhân viên khiếm thị tại đây.

Và cũng từ đây rất nhiều bạn trẻ khiếm thị đã trưởng thành, tạo nên một bước đệm mới cho tương lai của họ. Anh Vũ Anh Tú và Germ Doornbos (người Hà Lan) đã cùng nhau đưa ý tưởng này về Việt Nam, nhưng chính các anh cũng từng nghi ngại vào khả năng của các bạn khiếm thị.

Anh Tú kể: “Ban đầu anh và anh Germ cũng khá băn khoăn về khả năng của các bạn khiếm thị, không biết liệu rằng các bạn có thể làm được công việc này hay không. Vì rõ ràng những bạn khiếm thị ở nước ngoài có điều kiện học tập tốt hơn ở trong nước”.

Đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa có niềm tin vào khả năng làm việc của người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung.

Đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa có niềm tin vào khả năng làm việc của người khiếm thị nói riêng và người khuyết tật nói chung.

Sau khi gặp gỡ, trò chuyện cùng các ứng viên, anh Tú và Germ đã dần dần thay đổi định kiến của họ về khả năng của những bạn khiếm thị. “Các bạn ấy giỏi hơn những gì ta áp đặt. Mặc dù phải mất một thời gian để đào tạo các bạn từ những kiến thức căn bản nhất như các loại gia vị, ẩm thực, cho đến cách giao tiếp và chia sẻ kiến thức với khách hàng. Thế nhưng các bạn tiếp thu rất nhanh, khiến hai anh bất ngờ”.

Trải qua 3 năm làm việc cùng những nhân viên khiếm thị, điều đọng lại duy nhất trong lòng anh Tú chính là nghị lực phi thường của các bạn trẻ. Anh nói rằng, có những bạn trước đây từng sáng mắt nhưng qua một cơn bạo bệnh hoặc biến cố nào đó thì không còn nhìn thấy được nữa. “Anh chưa bao giờ tưởng tượng nếu điều đó xảy đến với mình thì mình sẽ đối diện và vượt qua như thế nào. Cùng làm, cùng trò chuyện với các bạn suốt ngần ấy thời gian khiến anh nhận ra nghị lực của các bạn lớn hơn anh nghĩ”, anh Tú nói.

Chuyện của Bảo – Cậu trai miền núi và tiếng khóc của nữ thực khách Hong Kong trong căn phòng tối

Bảo (28 tuổi) sinh ra ở vùng núi Lâm Đồng, ngay từ khi lọt lòng mẹ đôi mắt anh đã không thể nhìn thấy ánh sáng. Trải qua những ngày tháng bị bạn bè xa lánh, Bảo bắt đầu nhận ra rằng để có được cuộc sống bình thường anh phải nỗ lực gấp nhiều lần người khác.

Bảo hiểu rằng anh cần cố gắng hơn mọi người gấp nhiều lần để được chấp nhận.

Bảo hiểu rằng anh cần cố gắng hơn mọi người gấp nhiều lần để được chấp nhận.

8 tuổi, Bảo rời Lâm Đồng để lên Sài Gòn học tập trong một trung tâm dành cho người khiếm thị. Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, thế nhưng Bảo không thể nào tìm được một công việc ổn định. “Tôi nhận làm công việc bảo trì máy móc cho một số trung tâm cộng đồng, tuy nhiên với số tiền lương ít ỏi, tôi vẫn phải phụ thuộc vào trợ cấp của gia đình và xã hội để nuôi sống mình” – Bảo chán nản tâm sự.

Rất nhiều bạn khuyết tật sau khi tốt nghiệp đại học không thể tìm được công việc ổn định.

Rất nhiều bạn khuyết tật sau khi tốt nghiệp đại học không thể tìm được công việc ổn định.

Không chấp nhận bó buộc khả năng của bản thân, Bảo đăng ký trở thành nhân viên của nhà hàng bóng tối. Anh bảo: “Tôi tò mò không biết mô hình này như thế nào. Và điều quan trọng là khi làm công việc này sẽ giúp tôi tự tin hơn, được tiếp xúc với nhiều người, nhiều nền văn hoá khác nhau”. Và để trò chuyện với khách nước ngoài, Bảo dành 5 tháng tự học Anh Văn ở nhà, một điều mà không phải người sáng mắt nào cũng đủ quyết tâm để làm được.

Giờ đây Bảo đã hoàn toàn tự chủ tài chính, công việc đem lại thu nhập đủ để anh chàng chăm lo cho gia đình nhỏ của mình. Và hơn hết anh chàng còn truyền cảm hứng cho những thực khách đang gặp phải những va vấp cuộc đời.

Công việc tại nhà hàng đem đến cho Bảo rất nhiều thứ trong cuộc sống.

Công việc tại nhà hàng đem đến cho Bảo rất nhiều thứ trong cuộc sống.

Bảo kể: “Hôm nọ, có một vị khách người Hong Kong đến nhà hàng để trải nghiệm bữa ăn trong căn phòng bóng tối. Sau khi bữa ăn kết thúc, vị khách hàng ngồi lại khá lâu trong căn phòng. Thấy lạ nên tôi đến hỏi thăm thì cô bảo không có chuyện gì, chỉ muốn ngồi thêm một chút. Quay lại với công việc được một lúc thì tôi nghe thấy tiếng khóc từ phía của vị khách người Hong Kong. Lần này tôi quay lại và nói rằng trong lúc phục vụ có vấn đề gì chưa tốt mong khách hàng có thể chia sẻ.

Lúc này vị khách hàng mới chia sẻ câu chuyện của mình. Cô có một người em trai không may gặp tai nạn khiến đôi tai mất khả năng nghe âm thanh. Vốn là một người tài giỏi nên anh ấy cảm thấy suy sụp và tuyệt vọng đến mức muốn từ bỏ tất cả vì nghĩ mình đã trở thành một phế nhân. Vị khách hàng người Hong Kong đã bế tắc trong việc động viên cậu em trai của mình cho đến khi cô bước vào căn phòng bóng tối. Chứng kiến và cảm nhận những nhân viên khiếm thị đang nỗ lực hết mình để làm việc, cô bật khóc vì nghĩ rằng mình đã tìm được cách để động viên em trai vượt qua khiếm khuyết bản thân”.

Những vị khách khi bước ra khỏi căn phòng bóng tối đều có những cảm nhận rất riêng.

Những vị khách khi bước ra khỏi căn phòng bóng tối đều có những cảm nhận rất riêng.

Thu (30 tuổi) là cô gái mà tôi đã nhắc đến trong câu chuyện ở đầu bài viết. Sinh ra trong một gia đình khó khăn ở Hải Dương, Thu vào Sài Gòn từ năm 14 tuổi, cô cười bảo: “14 tuổi tôi mới được học lớp một đấy”. Tuy được đến trường chậm hơn bạn bè trang lứa, nhưng Thu luôn cố gắng học tập thật chăm chỉ, vì hơn ai hết cô hiểu rằng chỉ có học mới thay đổi được cuộc đời.

Thu là một cô gái có ý chí rất mạnh mẽ.

Thu là một cô gái có ý chí rất mạnh mẽ.

Sau khi tốt nghiệp Anh Văn, Thu xin vào làm trong nhà hàng bóng tối. Mỗi ngày cô đi Grab đến nhà hàng từ lúc 3h chiều. Công việc chính của Thu là đưa thực khách vào trong căn phòng bóng tối, hướng dẫn khách các vị trí ngồi cũng như các vật dụng trên bàn, phục vụ các loại thức ăn nước uống, trò chuyện với khách về các món ăn cũng như các vấn đề khác nếu khách có nhu cầu. Ngoài công việc ở nhà hàng Thu còn nhận làm massage tại nhà. Cô gái tận dụng tối đa thời gian để làm việc và học tập, cô tâm sự: “Ước mơ lớn nhất của tôi là trở thành một cô giáo dạy tiếng Anh cho các em nhỏ, và tôi đang cố gắng để thực hiện ước mơ đó”.

Ngoài công việc ở nhà hàng, Thu còn tranh thủ làm thêm những công việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Ngoài công việc ở nhà hàng, Thu còn tranh thủ làm thêm những công việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Bảo, Thu và những nhân viên ở nhà hàng bóng tối chưa bao giờ thôi cố gắng để gỡ bỏ cái mác thương hại từ xã hội. Họ luôn đem đến cho người đối diện những tinh thần rất lạc quan. Tôi gọi đó là những tia sáng trong căn phòng tối, bởi trong chính nơi tối tăm nhất người ta chợt nhận ra những điều trong lành nhất. Biến cố cuộc đời dù bằng cách này hay cách khác đều sẽ xuất hiện trong đời mỗi người, điều ta có thể làm khác đi đó chính là cách đối mặt với những khó khăn. Chẳng ai dạy cho ta phải vượt qua khó khăn như thế nào, vì mỗi người sẽ tự tìm ra cách riêng cho mình.

Chuyện chưa kể về nhân viên khiếm thị trong nhà hàng bóng tối ở Sài Gòn: "Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu nha..." - Ảnh 10.

Chuyện chưa kể về nhân viên khiếm thị trong nhà hàng bóng tối ở Sài Gòn: "Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu nha..." - Ảnh 10.

Chuyện chưa kể về nhân viên khiếm thị trong nhà hàng bóng tối ở Sài Gòn: "Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu nha..." - Ảnh 10.

Chuyện chưa kể về nhân viên khiếm thị trong nhà hàng bóng tối ở Sài Gòn: "Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu nha..." - Ảnh 10.

Chuyện chưa kể về nhân viên khiếm thị trong nhà hàng bóng tối ở Sài Gòn: "Cô không có đôi mắt đẹp như các con đâu nha..." - Ảnh 10.

Theo Trí thức trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: