Thổi hồn cho đất thành… ông Táo


Đưa ông Công, ông Táo về trời là một nét đẹp có từ lâu của dân tộc và để làm được một hình tượng ông Công, ông Táo thật sự rất kỳ công, những nghệ nhân ở làng Địa Linh phải để vào đó thật nhiều tâm huyết mới cho ra đời một sản phẩm như ý.

Nghề làm “ông Táo” duy nhất còn sót lại ở Sài Gòn

Cận cảnh xưởng chế tác linh vật “khủng” Tết Mậu Tuất ở Sài Gòn

Đất sét mua về phải được lọc sạch, nhào mịn mới cho vào khuôn in

Đất sét mua về phải được lọc sạch, nhào mịn mới cho vào khuôn in

Khéo léo, kỳ công

Người Việt Nam có phong tục tiễn ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp, trong ngày này thay vì đổi chiếc bếp mới thì mỗi gia đình dùng các ông Táo được in tượng trưng lên miếng đất sét về thờ. Ít ai biết rằng, những tượng ông Táo nhìn đơn sơ nhỏ nhắn nhưng để làm ra cũng cần nhiều sự dày công của các nghệ nhân.

Ở Huế có một làng nghề làm ông Táo đất nung độc đáo, xưa nay đã nổi tiếng không chỉ ở địa phương mà nhiều nơi khác cũng biết đến, đó là làng Địa Linh. Ngôi làng này nằm kề phố cổ Bao Vinh, muốn thưởng thức quy trình các “ông Táo” ra đời, du khách đi từ Tp. Huế theo đường Huỳnh Thúc Kháng, bao giờ trông thấy phố cổ Bao Vinh là đến.

Tiếp đến, người nghệ nhân dùng lưỡi dao làm bằng dây cước nhỏ cắt phần đất thừa, dùng ngón tay sửa phần khuyết sản phẩm để thành hình tượng ông táo

Tiếp đến, người nghệ nhân dùng lưỡi dao làm bằng dây cước nhỏ cắt phần đất thừa, dùng ngón tay sửa phần khuyết sản phẩm để thành hình tượng ông táo

Trong quan niệm của người Việt, dù nhà khá giả hay nghèo khó, đến 23 tháng Chạp hằng năm đều làm lễ nhỏ, lớn tùy hoàn cảnh gia đình, cúng đưa ông Táo về trời. Bộ tượng ba ông Táo trong bếp qua một năm cần phải mua lại bộ mới, nên nghề làm tượng ông Táo ở làng Địa Linh đến nay còn lưu giữ được.

Cận ngày tết, các lò nung tượng ông táo Địa Linh trở nên hối hả. Người làm tượng ông Táo tất bật làm hàng ngàn tượng sẵn sàng cho thị trường. Nhìn khung cảnh làng quê yên bình với những làn khói tựa như sương mai, ngoài sân, ven đường phơi đầy ông Táo dưới vạt nắng vàng thật thích mắt.

Một “ông Táo” sau khi được cắt gọt , chỉnh sửa

Một “ông Táo” sau khi được cắt gọt , chỉnh sửa

Tượng ông Táo thôn Địa Linh có ba loại gồm: Táo kẻ, Táo sơn và Táo quân. Nghề làm ông Táo khá tốn công. Để chuẩn bị cho mùa làm tượng ông Táo dịp tết, từ tháng 7 tháng 8 âm lịch, người làm tượng đã đi các vùng chọn mua đất sét vàng, một loại đất sét vừa mềm không quá dẻo. Sau đó đất được làm mềm, gạt bỏ hết sạn, các loại rác và lá cấy. Qua bàn tay người nhào nặn kỹ càng tạo độ dẻo vừa phải cho đất sét

Chuẩn bị đất xong, trước khi cho vào khuôn, đất sét được nghệ nhân nhào nặn thật kỹ một lần nữa, vo cục vừa lượng rồi dùng tay ép vào khuôn có sẵn. Khuôn ép được làm từ loại gỗ kiền đã chạm trỗ đục lõm hình tượng ông táo tinh xảo xuống bề mặt bên dưới thớ gỗ bền chắc. Khuôn ép đống vai trò quyết định đến hình dáng cũng như thẩm mỹ của ông Táo, do đó nó được làm rất kì công, phải qua nhiều công đoạn tạo hình, chỉnh sữa liên tục phức tạp mới cho ra một khuôn ép ưng ý.

Người làm nghề tượng ông Táo ở địa phương tâm sự, trong các khâu thì khâu in tượng là khó nhất. Bởi in đẹp thì tượng mới cho hình sắc sảo, không bị vỡ. Thời gian nung và làm nguội một mẻ tượng phải mất 2-3 ngày. Lò nung được xây bằng gạch viên trét bồi xung quanh bằng đất sét có chu vi chuông vuông 1mx1m, cao 1m cách mặt đất, xung quanh đều có lỗ thông khí nằm sát mặt đất. Tượng được nung xong được kẻ màu, quét sơn…để tăng thẩm mỹ. Những ngày đầu tháng 12 là thời gian bận rộn nhất của những người dân ở làng nghề này vì số lượng đơn hàng đặt nhiều.

Lò nung được làm thủ công từ gạch

Lò nung được làm thủ công từ gạch

Giữ lại nghề cha ông

Tượng ông Táo làng Địa Linh vốn nổi tiếng nhiều đời nay. Đây trở thành địa chỉ của nhiều tư thương các nơi về lấy hàng. Nhiều người trong vùng lấy tượng đã nung về gia công thêm phần sơn, kẻ để bán kiếm lời. Tượng được bỏ sỉ ở chợ Đông Ba. Ngoài ra, một số tư thương về tận lò nung lấy tượng đóng gói đi Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn… Mặc dù chỉ lấy công làm lãi, nhưng nhiều gia đình ở Địa Linh vẫn gìn giữ nghề làm tượng ông Táo truyền thống của tổ tiên.

Để hoàn thiện là vẽ lên tượng táo lớp sơn xanh, đỏ, vàng, hồng…và rắc một lớp kim tuyến phản quang bắt mắt

Để hoàn thiện là vẽ lên tượng táo lớp sơn xanh, đỏ, vàng, hồng…và rắc một lớp kim tuyến phản quang bắt mắt

Trước đây, hầu hết nhà nào cũng làm nghề nặn tượng “ông Táo” trước ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) từ 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, dần dần người dân bỏ hết do hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Hiện nay, cả làng chỉ còn rất ít người còn bám trụ với nghề truyền thống. Bởi nghề nặn tượng “ông Táo” là của cha ông truyền lại nên người dân nơi đây cũng cố gắng làm để giữ lại nét văn hóa truyền thống, họ không chắc con cháu mai sau sẽ nối nghề, vì để sống với nghề này thì không thể làm “ông Táo” cả năm được nên buộc phải làm thêm nhiều việc khác.

Trước đây tượng táo nguyên bản tiết chế tinh giản nhưng vài năm trở lại đây để hợp thị hiếu, ông Táo được tạo hình người rồi khoác lên lớp sơn sặc sỡ

Trước đây tượng táo nguyên bản tiết chế tinh giản nhưng vài năm trở lại đây để hợp thị hiếu, ông Táo được tạo hình người rồi khoác lên lớp sơn sặc sỡ

Để thành sản phẩm bán ra thị trường phải trải qua rất nhiều công đoạn như chọn đất sét, nhào đất, dập khuôn (in ra hình ông táo), phơi khô, nung và sơn màu. Tuy tốn nhiều công sức là vậy nhưng mang lại lợi nhuận thấp, mỗi ngày bình quân một gia đình làm được 500 – 600 ông Táo, mỗi tượng ông Táo bán ra giá 2.500 đồng, lãi được 1.000 đồng.

Ngày trước, đến Địa Linh vào tháng Chạp, xóm làng vui nhộn, tấp nập những người làm tượng ông Táo chở đi bỏ mối trong Đà Nẵng, ngoài Quảng Trị. Từ đây, những bức tượng ông Táo mới, còn thơm mùi đất nung, sẽ đến với từng nhà, thêm chút hương xuân cho Tết cổ truyền. Mấy năm trở lại đây, công việc ế ẩm, thời bếp than, bếp củi xa rồi, chỉ còn bếp ga và bếp điện, nên nhiều gia đình làm “ông Táo” đã giải nghệ.

Theo moitruong


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: