Cao Vân: một trong những tiệm phở đầu tiên của Saigon


70 năm chỉ hầm xương bò thịt bò bằng củi ! Cao Vân là một trong những tiệm phở đầu tiên của Saigon

Quán hủ tiếu 70 năm vẫn mê hoặc người Sài Gòn

Xôi bát bửu – Lạ miệng với món Tàu phố người hoa Sài Gòn

19904896_1937574516531525_4368493491108888085_n

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hà Nam, chưa đầy 7 tuổi ông Phồn đã phải theo anh trai lên Hà Nội bán phở ở Ngã Tư Sở từ những năm đầu 1930…..

Ông Phồn kể : “Lúc bấy giờ đói lắm, hai anh em thuê một cái nhà nhỏ ngủ và để xe phở. Một tô phở thời ấy chỉ có vài xu. Chúng tôi chỉ việc bỏ thịt và gia vị vào tô, còn khách sẽ tự chan nước dùng và kiếm chỗ ngồi ăn.

Ngày nào cũng bán quần quật từ sáng đến tối, nhưng số tiền kiếm được chẳng đáng là bao. Năm 1945, ông Phồn gặp được người bạn trở về từ Sài Gòn cho biết mảnh đất miền Nam dễ kiếm được “miếng cơm manh áo” hơn, nên đến năm 1947 ông quyết định theo chân đoàn người di cư vào đây để trốn nạn đói.

Ban đầu, khi mới đặt chân lên mảnh đất mới này ông mưu sinh bằng nghề bán cà rem (kem mút), rồi thuê đất trồng chuối nhưng cuộc sống vẫn cơ cực. Cuối cùng ông quyết định se duyên lại với nghề nấu phở. Ông và người vợ của mình sắm một chiếc xe đẩy để bán phở dạo.

“Để báo hiệu cho mọi người biết có xe phở đi qua, tôi chỉ cần đánh vào bộ gõ đồng thau, ai muốn ăn thì chạy ra nhanh không tôi đi mất”, ông Phồn nhớ lại.

Bán dạo được khoảng 5 năm, đến năm 1952 với số tiền dành dụm được, ông thuê 100m2 ở đường Trần Cao Vân (vị trí ngày nay là Nhà thiếu nhi quận 1) để bán. Lúc đó giá thuê chỉ có 20 đồng một tháng. Cũng từ thời điểm ấy ông đặt tên quán phở là Cao Vân. Đến năm 1961 mảnh đất này bị lấy lại nên ông Phồn tìm thuê mặt bằng ở đường Mạc Đĩnh Chi.

Mặt bằng này ngày xưa do những người Chà quản lý (hay còn gọi Tây đen). “Lúc ấy khách đông lắm, mỗi ngày bán được 5-6yến bánh, giá một tô phở chỉ có vài đồng. Phở ngày đó không rau, giá như bây giờ.

Khách nối dài ra đến tận ngoài đường, cho nên không chỉ tôi, mà vợ con cũng đứng bán”, ông hồ hởi nhớ lại. Thời ấy, mặt bằng khá nhỏ hẹp nhưng người Tây đen vẫn thu thuế môn bài và tiền tổng lợi tức.

Tuy nhiên, nếu bán được nhiều bánh và thịt, mỗi tháng họ sẽ cho ông 700 đồng, vợ 600 đồng và con trai ông 300 đồng. Sau khi cộng lại số tiền được trả, ông dùng món tiền đó để trừ tổng lợi tức phải nộp.

Nhờ thế mà ông tích lũy được tiền lãi, mua lại mặt bằng này ! Năm 1975 kinh tế khó khăn, khách hàng thưa dần và quán phở phải đóng cửa. Thời điểm ấy, cũng là lúc vợ và con trai ông vượt biên tìm đường ra nước ngoài sinh sống. “Vợ và con trai vận động tôi đi cùng nhưng trong lòng tôi vẫn yêu Saigon nên không nghĩ đến chuyện ra đi, tôi không biết tiếng Anh, có qua tới Mỹ cũng chẳng có việc gì phù hợp” !

Theo Dân Sài Gòn xưa


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: