Chỉ có ở Sài Gòn: Lạ đời con phố bán cơm trắng trong túi nilon, chỉ mong ‘lời ít thôi’


Tồn tại gần 20 năm nay, con phố không chỉ nổi tiếng vì bán cơm trắng bỏ sẵn trong những chiếc bọc nilông với đủ kích thước, giá cả mà còn gây ấn tượng khi nhiều chủ hàng sẵn sàng bán với giá “rẻ như cho”.

Chuyện rùng mình về nghề giả chết trong quan tài ở Sài Gòn

Nơi độc nhất ở Sài Gòn người 20 năm ‘độ’ bồn cầu cũ bán cho người nghèo

Nằm ở đoạn cuối đường Nguyễn Thông (Q.3, TP.HCM), lại sát với ga Sài Gòn – nơi tập trung rất nhiều sinh viên, dân nhập cư lên Sài Gòn mưu sinh, phố cơm trắng nổi lên như chiếc “nồi Thạch Sanh khổng lồ” nuôi sống biết bao cái bụng của dân lao động nghèo.

Đặc điểm nhận diện con phố bán cơm trắng là những tấm bảng hiệu đề chữ "Bán cơm không".

Đặc điểm nhận diện con phố bán cơm trắng là những tấm bảng hiệu đề chữ “Bán cơm không”.

Lời ít thôi, lời nhiều tội người ta

Gọi là phố nhưng chỉ có 3 tiệm thực sự kiếm sống bằng nghề bán cơm trắng, nằm tiếp giáp nhau theo hình tam giác. Trong đó, tiệm của chị Nguyễn Thị Thanh Nga (44 tuổi, quê Đồng Nai) bán lâu nhất khi đã hoạt động trên dưới 17 năm.

Hỏi nguyên nhân theo nghề này, chị cười tươi: “Hồi trước bán gạo, mà ế quá không ai mua nên buồn tình đem gạo nấu cơm bán. Hổng ngờ nhiều người mua quá nên làm luôn tới giờ”.

Chị Nga đang xới cơm chuẩn bị bán cho khách.

Chị Nga đang xới cơm chuẩn bị bán cho khách.

Vì nấu số lượng lớn nên nồi cơm xài bằng gas.

Vì nấu số lượng lớn nên nồi cơm xài bằng gas.

Nói vui là vậy, thực ra mục đích bán cơm của chị là để người dân lao động nghèo thuận lợi trong việc ăn uống.

Người phụ nữ giải thích, thấy nhiều nhà trọ bình dân xung quanh không cho nấu cơm, còn đi ăn cơm tiệm hoài thì mấy ông xe ôm, thợ hồ, sinh viên chịu sao thấu.

Trăn trở mãi, chị nảy ra một ý, sẵn đã bán gạo, sao không bán luôn cơm trắng cho bà con. Vậy là sắm thêm mấy cái nồi lớn, kê thêm chiếc bếp gas cùng cái mái che nhỏ, sạp cơm trắng của người phụ nữ nhanh chóng “ra lò”.

Mỗi ngày thức dậy từ 5 giờ sáng, chị Nga nấu cơm bán liên tục đến 20 giờ đêm. Khách mua càng lúc càng đông, bán không xuể, vậy là chị lại mời thêm 3 người đàn bà nữa cùng phụ bán.

“Có bà miền Trung, bà miền Tây, xa tuốc luốc nhưng bán chung riết rồi coi nhau như chị em một nhà luôn” – chị Nga giải thích.

Cơm sẽ được bỏ sẵn thành từng bọc nhỏ để tiện bán.

Cơm sẽ được bỏ sẵn thành từng bọc nhỏ để tiện bán.

Khách mua chủ yếu là người lao động nghèo, tầng lớp bình dân.

Khách mua chủ yếu là người lao động nghèo, tầng lớp bình dân.

Mỗi ngày, chị Nga đã bán được trên dưới 400kg cơm trắng. Con số này sẽ càng tăng lên nếu vào những ngày có lễ lộc, khách thập phương đến đặt cơm cúng, cơm từ thiện.

Nghe con số khủng khiếp này, chúng tôi nửa thật nửa đùa: “Bán vậy tiền để đâu cho hết chị ơi”.

Người phụ nữ nghe vậy cười ha hả, bảo rằng mỗi ký chỉ bán cao hơn khoảng 1.000 đồng, rồi còn tiền gas, tiền điện nước nữa, tính ra chỉ còn lời trên dưới 500 đồng bạc. “Bỏ vô cái bao tử còn không đủ bỏ nữa mà em” – chị Nga đáp gọn lỏn.

Để minh chứng cho điều này, chị chỉ vào hai bọc nilông đã chia sẵn cơm: “Loại này gạo thường, tám ngàn một ký. Bịch bên đây gạo ngon, mười ngàn”.

Quá kinh ngạc, chúng tôi đảo ngược câu hỏi ban đầu, hỏi chị bán rẻ vậy thì cầm cự làm sao. Người phụ nữ giải thích, vẫn có thể bán cao hơn một chút, nhưng không đành lòng.

Một bà cụ mua bọc cơm trắng với giá 3.000 đồng vừa nhận tiền thối lại.

Một bà cụ mua bọc cơm trắng với giá 3.000 đồng vừa nhận tiền thối lại.

“Bán vậy tụi sinh viên, mấy người bán vé số còn mua bữa đực bữa cái. Mắc hơn nữa tính làm sao. Kệ, mình sống nhờ vào số đông mà. Lời ít thôi, lời nhiều tội người ta” – chị Nga nói khi tay thoăn thoắt bới cơm cho vào bịch.

Vui nhất là lúc… bị quỵt

Cách đó mấy ki ốt, chú Nguyễn Tấn Thành cũng sắp sửa dọn dẹp. Sáng giờ chú bán được hơn trăm ký cơm, chủ yếu cho mấy người chạy xe ôm.

Vốn không định theo nghề, nhưng khi người em gái nghỉ hưu, bỏ nghề để tập trung kinh doanh tiệm internet, chú Thành gắn bó với mấy cái nồi cơm cũng đã hơn 4 năm.

Lâu lâu cũng có vài học sinh mua cơm trắng chỗ ông Thành.

Lâu lâu cũng có vài học sinh mua cơm trắng chỗ ông Thành.

Nhưng người mua chủ yếu là những bảo vệ công ty gần nhà ga.

Nhưng người mua chủ yếu là những bảo vệ công ty gần nhà ga.

Cũng như chị Nga, để khách đến mua cơm khỏi đứng đợi, vừa tốn thời gian vừa nắng nóng, tranh thủ thời gian rảnh, chú ngồi chiết cơm ra từng phần.

Dựa vào khối lượng và nhu cầu người mua, cơm thường được chia làm ba loại tương ứng với các tầm giá: 2.000 đồng, 5.000 đồng và 10.000 đồng.

Anh Lê Văn Thảo, hành nghề bảo vệ tại khu vực ga Sài Gòn đã gần 10 năm. Ngày nào cũng vậy, cứ đến 12 giờ trưa, anh lại chạy đến tiệm chú Thành mua cơm. “Đồ ăn thì vợ làm sẵn ở nhà rồi, ra đây mua 5 ngàn cơm là ăn được hai cử. Quá rẻ”.

Cơm được cân ký để bán như gạo, mỗi ký từ 8.000-10.000 đồng.

Cơm được cân ký để bán như gạo, mỗi ký từ 8.000-10.000 đồng.

Một sinh viên mua cơm về phòng ăn với bạn.

Một sinh viên mua cơm về phòng ăn với bạn.

Với giá bán “bèo” vậy nhưng có đôi khi nhiều người không sẵn tiền, phải vào tiệm chú Thành mua thiếu. Thậm chí có lần chú còn bị quỵt tiền.

“Mấy mùa rằm tháng bảy, khách đến mua cơm nhiều lắm. Lâu lâu lại có người đến mua chịu mười ngàn, hai mươi ngàn cơm, bảo lát quay lại trả, rồi đi luôn.

Nhưng tôi lại thấy vui, vì nhìn bộ dạng lúc mua của họ rất tiều tuỵ, chắc thường xuyên bị đói. Mình không có nhiều tiền, giúp được họ bữa cơm no cũng chẳng đáng là bao”.

Công việc bán cơm phụ người em giúp chị Lành kiếm thêm 2 triệu đồng mỗi tháng.

Công việc bán cơm phụ người em giúp chị Lành kiếm thêm 2 triệu đồng mỗi tháng.

Khi khách ở tiệm chú Thành vãng dần thì bên phía đối diện, chị Châu Ngọc Lành (49 tuổi, quê TP.HCM) vẫn còn cặm cụi xới cơm trong một chiếc nồi lớn.

Khách mua ngày một giảm, nên ngoài bán cơm trắng, gia đình chị phải kinh doanh luôn cơm phần, cơm dĩa để kiếm thêm.

Chị cười buồn, bảo dù chỉ làm thuê cho đứa em nhưng từ lâu đã yêu cái nghề này. Mỗi lần có khách đến mua, trao cơm cho họ rồi hít hà cái mùi cơm thơm lừng, chị như ăn được một bữa no nê, cơn mệt và đói giảm hẳn.

Góc nghỉ trưa của chị cũng là chỗ nấu cơm.

Góc nghỉ trưa của chị cũng là chỗ nấu cơm.

Giờ đây người em chị Lành phải nấu thêm cơm phần để bán kiếm thêm thu nhập.

Giờ đây người em chị Lành phải nấu thêm cơm phần để bán kiếm thêm thu nhập.

Nhưng cứ cái đà này, rồi sẽ đến lúc tiệm cơm trắng mà chị Lành đang làm phải nhường hẳn mặt bằng để bán cơm phần, vì nấu quá tốn công nhưng lời quá ít.

Chẳng biết khi ấy, hai tiệm còn lại có đủ sức trụ vững, để cái tên phố cơm trắng còn được nhắc đến. Hay sẽ bay theo tiếng còi tàu đi vào hoài niệm…

Theo Trí thức trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: