Mai một nghề mành trúc Củ Chi


Từ những năm 1970, xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An (H.Củ Chi) là nơi sản xuất mành trúc nổi tiếng ở Sài Gòn, sản phẩm được xuất sang nhiều quốc gia. Đến nay, nghề này đang dần mai một do khó tìm được đầu ra và những người kế thừa.

Nghề mành trúc chưa có người thừa kế ở Sài Gòn

Nghề mành trúc gần nửa thế kỷ ở Sài Gòn

Người thợ tỉ mỉ tô vẽ mành trúc

Người thợ tỉ mỉ tô vẽ mành trúc

Hiện nay ở Củ Chi chỉ còn vài cơ sở sản xuất mành trúc, nhưng tạo công ăn việc làm cho nhiều người

Hiện nay ở Củ Chi chỉ còn vài cơ sở sản xuất mành trúc, nhưng tạo công ăn việc làm cho nhiều người

anh12_hwtt

Mành trúc được vẽ theo đơn đặt hàng của khách

Mành trúc được vẽ theo đơn đặt hàng của khách

Những chuỗi ống trúc dài được người thợ xâu lại tỉ mỉ

Những chuỗi ống trúc dài được người thợ xâu lại tỉ mỉ

Em Hoàng Công Huy (16 tuổi) quê ở Nghệ An, một thợ trẻ hiếm hoi theo học nghề tại xưởng ông Nguyễn Hữu Bèn

Em Hoàng Công Huy (16 tuổi) quê ở Nghệ An, một thợ trẻ hiếm hoi theo học nghề tại xưởng ông Nguyễn Hữu Bèn

Hiện xã Tân Thông Hội và Phước Vĩnh An chỉ còn khoảng 5 cơ sở sản xuất mành trúc. Những người thợ chủ yếu đã lớn tuổi, người trẻ theo nghề rất hiếm, đó là một trong những lý do khiến nghề này đang mai một. Theo ông Diệp Thanh Văn (48 tuổi), người có 30 năm trong nghề, để hoàn thành một sản phẩm mành trúc phải trải qua nhiều công đoạn và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ.

Nhiều thợ trẻ không bám lâu được bởi sự công phu của nghề này. Ông Nguyễn Hữu Bèn (47 tuổi), chủ một cơ sở sản xuất mành trúc, thì cho biết điều quan trọng nhất để duy trì được nghề là phải có đầu ra cho sản phẩm. Hiện thị trường chính của mành trúc Củ Chi là các nước Đông Âu. Đây là những thị trường khó tính, do đó việc đáp ứng đúng yêu cầu của họ là điều quyết định đến sự sống còn của nghề.

Theo TNO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: