Thăm làng nghề “mành trúc” hiếm hoi ở Sài Gòn


Những bàn tay tài hoa dă giúp cho “làng mành trúc” Tân Thông Hội (Củ Chi) vuợt qua lũy tre làng đến được với rấtt nhiều khách hàng nước ngoài. 

Vốn là vùng đất trồng nhiều tre, trúc, huyện Củ Chi rất thuận lợi cho việc sản xuất các mặt hàng thủ công mây, tre đan. Trong đó, sản phẩm mành trúc Tân Thông Hội đang mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân và được xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Mành trúc Tân Thông Hội được sản xuất hoàn toàn bằng đôi tay khéo léo, điêu luyện của những người thợ lành nghề. Nguyên liệu trúc để làm mành thường là phần ngọn có đường kính nhỏ, tròn đều. Ban đầu, những nhánh trúc được cạo sạch lớp lụa bên ngoài trước khi cắt đều thành từng đoạn nhỏ có chiều dài 6cm, ngâm trong nước bồ hòn để chống mối mọt. Sau đó đem phơi khô chừng hai nắng hoặc sấy ở nhiệt độ từ 70-80 độ C là đạt yêu cầu.

sài gòn - làng nghề mành trúc 1

Nguyên liệu trúc sử dụng sản xuất mành thường là phần ngọn có đường kính nhỏ, tròn đều.

Anh Trương Trần Kiệt (45 tuổi) gắn bó với nghề làm mành trúc đã hơn 30 năm nay. Chị cho biết, để làm được một chiếc mành trúc phải trải qua không dưới 10 công đoạn. Làm mành trúc không khó nhưng để bám trụ được với nghề thì phải thật sự yêu nghề. Nhiều đêm tôi nằm mơ cũng thấy mình đang làm mành trúc.

sài gòn - làng nghề mành trúc 2

Trúc khô sẽ được xâu lại với nhau thành từng dây bằng những sợi kẽm rồi khâu thành mành.

Những ống trúc khô sẽ được xâu lại với nhau thành từng dây bằng những sợi kẽm rồi khâu thành mành. Đây là công đoạn rất quan trọng, đòi hỏi người thợ phải quan sát thật kỹ để các dây khâu phải đều. Sau khi khâu, mành trúc cơ bản được hoàn thiện bởi chỉ còn công đoạn sơn vẽ trang trí là xong.

Vô trục là công đoạn đòi hỏi cả sức khỏe và sự khéo léo của người thợ. Ở công đoạn này, người thợ lồng những chiếc mành trúc đã được dệt vào trục rồi dùng kìm xoay các sợi kẽm làm sao cho thật chắc. Phải là người quen tay, có kinh nghiệm mới làm được. Nếu siết chặt quá thì dây sẽ bị đơ, còn lỏng quá thì sẽ bị sệ làm cho chiếc mành trở nên xấu xí.

sài gòn - làng nghề mành trúc 3

Rất nhiều loại sơn khác nhau được sử dụng để phối màu cho mành trúc.

Những chiếc mành sau khi làm xong phần thô sẽ được chuyển sang công đoạn sơn màu. Với sự “biến hóa” không giới hạn qua việc pha màu, những chiếc mành trúc với đủ màu sắc, hình dáng lần lượt được ra đời bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ.

sài gòn - làng nghề mành trúc 4

Công việc rất cần sự tỉ mĩ, kỹ lưỡng để có được sản phẩm đạt chất lượng.

sài gòn - làng nghề mành trúc 5

Người thợ sẽ không dùng cọ mà dùng một miếng xốp để biểu thị các chi tiết trang trí lên mành trúc.

sài gòn - làng nghề mành trúc 6

Sau nhiều năm làm việc, những người thợ ở đây đã quen với mùi sơn – thứ có thể khiến những người mới tiếp xúc lần đầu thấy rất khó thở.

Công đoạn sơn sẽ quyết định vẻ đẹp của mành trúc với những kiểu hoa văn, họa tiết độc đáo khác nhau. Một điều khác biệt khi sơn mành trúc là người thợ sẽ không dùng cọ mà dùng một miếng xốp để biểu thị các chi tiết trang trí lên mành trúc.

sài gòn - làng nghề mành trúc 7

Công đoạn sơn sẽ quyết định vẻ đẹp của mành trúc với những kiểu hoa văn, họa tiết độc đáo khác nhau.

sài gòn - làng nghề mành trúc 8

sài gòn - làng nghề mành trúc 9

sài gòn - làng nghề mành trúc 10

Mành trúc là một vật dụng khá quen thuộc, được dùng để ngăn giữa các phòng và còn được xem là một bức tranh trang trí trong nhà. Không những thế, ở vùng thôn quê, mành trúc còn mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái mỗi khi một cơn gió thoảng qua tạo nên tiếng lao xao.

Hiện nay, nghề mành trúc ở Tân Thông Hội, Củ Chi đang gặp khá nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao, thị trường bị thu hẹp. Điều này cũng ảnh hưởng đến thu nhập của những người lao động nhiều năm bám trụ với nghề.

Theo Phi Phụng – Phương Khanh / http://phunuonline.com.vn/


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: