Người Sài Gòn nô nức xin chữ ở “phố ông đồ”


Hình ảnh những ông đồ trẻ thoăn thoắt ngồi cho chữ, vẽ tranh truyền thần đã trở nên quen thuộc và trở thành một nét văn hóa đáng quý của thành phố mang tên Bác mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Phố ông đồ Sài Gòn tấp nập ngày cận Tết

Giới trẻ Sài Gòn chen chân chụp hình trên phố ông đồ

Phố ông đồ ở khu vực nhà văn hóa Thanh Niên chính thức khai trương từ ngày 2-2-2018, trở thành điểm đến tham quan vui chơi hấp dẫn đối với người dân và du khách.

Phố ông đồ ở khu vực nhà văn hóa Thanh Niên chính thức khai trương từ ngày 2-2-2018, trở thành điểm đến tham quan vui chơi hấp dẫn đối với người dân và du khách.

Như một thói quen của người Sài Gòn cuối năm, đi chợ hoa, chụp ảnh tại đường hoa Tết, thì xin chữ ông đồ để treo trong nhà cũng đang được gìn giữ và phát huy trong suốt nhiều năm qua.

Như một thói quen của người Sài Gòn cuối năm, đi chợ hoa, chụp ảnh tại đường hoa Tết, thì xin chữ ông đồ để treo trong nhà cũng đang được gìn giữ và phát huy trong suốt nhiều năm qua.

Phố ông đồ ở Sài Gòn hình thành cách đây khoảng chừng hơn 10 năm. Theo ký ức của người dân Sài Gòn, ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ các sinh viên thuộc Khoa Hán Nôm và một số bạn thuộc Khoa mỹ thuật thuộc các trường Đại học trong địa bàn TP.HCM, kết hợp với Nhà Văn hóa Thanh Niên tổ chức. Ban đầu hoạt động chỉ gói gọn tại khuôn viên phía trong Nhà văn hóa Thanh Niên, sau đó nhận được sự chú ý và phát triển rộng hơn, thành từng gian hàng bày phía trước. Hiện nay, phố ông đồ đã nhận được sự yêu thích của người dân Sài Gòn và phát triển mạnh hơn thành một khu đông đúc như hiện tại.

Phố ông đồ ở Sài Gòn hình thành cách đây khoảng chừng hơn 10 năm. Theo ký ức của người dân Sài Gòn, ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ các sinh viên thuộc Khoa Hán Nôm và một số bạn thuộc Khoa mỹ thuật thuộc các trường Đại học trong địa bàn TP.HCM, kết hợp với Nhà Văn hóa Thanh Niên tổ chức. Ban đầu hoạt động chỉ gói gọn tại khuôn viên phía trong Nhà văn hóa Thanh Niên, sau đó nhận được sự chú ý và phát triển rộng hơn, thành từng gian hàng bày phía trước. Hiện nay, phố ông đồ đã nhận được sự yêu thích của người dân Sài Gòn và phát triển mạnh hơn thành một khu đông đúc như hiện tại.

Những 'ông đồ' của thời hiện đại không còn là những người già, mà thay vào đó là những bạn trẻ mê 'vẽ chữ'

Những ‘ông đồ’ của thời hiện đại không còn là những người già, mà thay vào đó là những bạn trẻ mê ‘vẽ chữ’

Phố ông đồ có gần trăm gian hàng bày bán các loại tranh, đồ vật trang trí, nghệ thuật thư pháp. Tại đây, có hàng chục gian hàng của các 'ông đồ' viết thư pháp. Hoạt động xin chữ được người dân quan tâm nhiều nhất.

Phố ông đồ có gần trăm gian hàng bày bán các loại tranh, đồ vật trang trí, nghệ thuật thư pháp. Tại đây, có hàng chục gian hàng của các ‘ông đồ’ viết thư pháp. Hoạt động xin chữ được người dân quan tâm nhiều nhất.

Không chỉ có 'ông đồ', nhiều 'bà đồ' cũng tham gia cho chữ.

Không chỉ có ‘ông đồ’, nhiều ‘bà đồ’ cũng tham gia cho chữ.

Một 'bà đồ' còn rất trẻ trên Phố ông đồ.

Một ‘bà đồ’ còn rất trẻ trên Phố ông đồ.

Các 'ông đồ' cho biết, mỗi 'ông đồ' muốn hành nghề phải học viết chữ thư pháp nhiều năm liền.

Các ‘ông đồ’ cho biết, mỗi ‘ông đồ’ muốn hành nghề phải học viết chữ thư pháp nhiều năm liền.

Nhiều trẻ nhỏ tỏ ra hào hứng khi được cha mẹ dẫn đi thưởng lãm tại đây.

Nhiều trẻ nhỏ tỏ ra hào hứng khi được cha mẹ dẫn đi thưởng lãm tại đây.

Cô bé vô cùng thích thú với những bức đối, hoành phi của ‘ông đồ’

Cô bé vô cùng thích thú với những bức đối, hoành phi của ‘ông đồ’

Từ người lớn cho đến trẻ nhỏ ai cũng háo hức vào không khí chung, tạo thành một nét riêng không lẫn vào đâu được của phố ông đồ..

Từ người lớn cho đến trẻ nhỏ ai cũng háo hức vào không khí chung, tạo thành một nét riêng không lẫn vào đâu được của phố ông đồ..

Cụ bà đến Phố ông đồ 'xin' những câu chữ chứa đựng nhiều ý nghĩa cho năm mới.

Cụ bà đến Phố ông đồ ‘xin’ những câu chữ chứa đựng nhiều ý nghĩa cho năm mới.

Góc Phố ông đồ với đủ các kiểu loại nền chất liệu ghi chữ từ khắc gỗ, giấy lụa, giấy gió cho tới mành trúc, tre,.... Những câu sớ, con chữ tỏ ước mong một năm mới tốt đẹp với gia đình, người thân của người "xin" chữ được viết ra bởi bàn tay của những ông đồ.

Góc Phố ông đồ với đủ các kiểu loại nền chất liệu ghi chữ từ khắc gỗ, giấy lụa, giấy gió cho tới mành trúc, tre,…. Những câu sớ, con chữ tỏ ước mong một năm mới tốt đẹp với gia đình, người thân của người “xin” chữ được viết ra bởi bàn tay của những ông đồ.

Màu sắc và bút nghiên, dụng cụ hành nghề cho chữ của các 'ông đồ'

Màu sắc và bút nghiên, dụng cụ hành nghề cho chữ của các ‘ông đồ’

Mỗi bức thư pháp được bán với giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, tùy theo mức độ khó dễ và các hình họa trang trí.

Mỗi bức thư pháp được bán với giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, tùy theo mức độ khó dễ và các hình họa trang trí.

Các 'ông đồ' vẽ chữ lên bao lì xì.

Các ‘ông đồ’ vẽ chữ lên bao lì xì.

Ngoài ra, nhiều mặt hàng độc lạ cũng có mặt tại Phố ông đồ thu hút sự quan tâm của khách.

Ngoài ra, nhiều mặt hàng độc lạ cũng có mặt tại Phố ông đồ thu hút sự quan tâm của khách.

Thư pháp được viết lên quả dừa được mạ đồng để chưng tết. Mỗi quả như vậy được bán với giá từ 150.000 – 180.000 đồng.

Thư pháp được viết lên quả dừa được mạ đồng để chưng tết. Mỗi quả như vậy được bán với giá từ 150.000 – 180.000 đồng.

Sản phẩm 'heo đất' được vẽ hoa văn cũng thu hút du khách đến Phố ông đồ tham quan, mua sắm.

Sản phẩm ‘heo đất’ được vẽ hoa văn cũng thu hút du khách đến Phố ông đồ tham quan, mua sắm.

Theo congan


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: