Khám phá Tết Trung thu – nét đẹp của nhiều nền văn hóa


Từ lâu, Trung thu trở thành lễ hội truyền thống lớn của một số nước châu Á, là một trong những lễ hội lớn được mong chờ trong năm. Phong tục đón tết Trung thu tại các quốc gia vừa có những nét tương đồng vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc.

Bánh trung thu xuống phố Sài Gòn, giá tăng nhẹ

3 điểm check-in dịp trung thu cho giới trẻ Sài thành

Khám phá Tết Trung thu – nét đẹp của nhiều nền văn hóa - Ảnh 1.

Trong dịp này, người Trung Quốc thường có tục treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố. Bên dưới mỗi chiếc đèn lồng thường có câu đối hoặc câu đố vui để giải đố lấy may. Trong đêm Rằm mọi người sẽ thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Người Trung Quốc cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa trên phố.

Tết Trung thu tại Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, Tết Trung thu có tên gọi là Chuseok hoặc Hangawi nghĩa là “trung thu tuyệt vời” diễn ra vào đúng dịp thu hoạch lớn trong năm tại đất nước này. Trước kia Chuseok diễn ra vào mùa thu – mùa của sự thu hoạch. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa hội mùa. Vào ngày này, người Hàn sử dụng các sản phẩm mới gặt hái được như thịt, cá, rau, hoa quả, bánh gạo… để chế biến các món ăn thành kính dâng lên tổ tiên.

Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, dịp lễ Trung thu kéo dài 3 ngày là một trong những dịp lễ lớn trong năm để người dân quay về thăm quê nhà, thăm phần mộ tổ tiên.

Khám phá Tết Trung thu – nét đẹp của nhiều nền văn hóa - Ảnh 2.

Người Hàn Quốc thay vì múa lân sư rồng, sẽ hóa trang thành những chú bò, chú rùa cùng với một đoàn lễ nhạc đi đằng sau. Những trò chơi truyền thống trong dịp này còn có đánh trận giả, thi bắn cung, đấu vật.

Tết Trung thu tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, lễ hội Trung thu ngày rằm tháng 8 âm lịch được gọi là Otsukimi ra đời nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu – mùa có thể nói là trăng đẹp nhất, tròn nhất trong năm. Người Nhật Bản cũng có tập tục ngắm trăng vào ngày này.

Trong dịp lễ, người Nhật vừa ngắm trăng tròn, vừa thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc biệt là bánh Tsukimi dango – bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời.

Khám phá Tết Trung thu – nét đẹp của nhiều nền văn hóa - Ảnh 3.

Trong ngày Tết Trung thu ở Nhật Bản, trẻ em cũng được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

Khám phá Tết Trung thu – nét đẹp của nhiều nền văn hóa - Ảnh 4.

Việt Nam: Tết Trung thu – Tết của tình thân

Ở Việt Nam, theo phong tục, vào ngày Trăng rằm tháng 8 âm lịch, người dân ban ngày sẽ làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ ngoài trời để cho trẻ em mừng Trung thu cũng như để bậc lão thành thưởng trăng.

Từ xưa đến nay, Trung thu được ví như Tết của thiếu nhi. Vào ngày này, mỗi khi ra đường, người ta sẽ cảm nhận được không khí vui tươi, rạo rực ngập tràn cả đất trời. Tiếng trẻ em trong xóm rước đèn náo nhiệt, tiếng trống múa lân nhộn nhịp, những món đồ chơi rực rỡ sắc màu như đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân…. ở khắp nơi. Tất cả tạo nên một không khí đặc trưng mỗi năm chỉ có một lần, vào ngày rằm tháng tám.

Khám phá Tết Trung thu – nét đẹp của nhiều nền văn hóa - Ảnh 5.

Người Việt Nam quan niệm Trung thu là tết của tình thân. Trung thu là dịp con cháu trở về cùng đoàn tụ với gia đình, biếu bậc sinh thành những hộp bánh Trung thu, một trong những biểu tượng đặc trưng của ngày này. Không chỉ với người thân trong gia đình, trao gửi quà lẫn nhau giữa bạn bè, đồng nghiệp cũng khiến Tết Trung thu trở nên thân tình, ý nghĩa hơn.

Rằm Tháng 8 năm nay, với thông điệp mang điều kỳ diệu của Tết Trung thu trở lại, Kinh Đô sẽ cùng với những bậc cha mẹ tiếp tục mang trở lại mùa Trung thu rực rỡ sắc màu truyền thống, tràn đầy ký ức xưa cho con trẻ. Trung thu đang đến rất gần, hãy cùng gợi lại những hồi ức về tết Trung thu xưa đúng nghĩa và chia sẻ với Kinh Đô ngay để nhận món quà đầu thu từ Kinh Đô khi tham gia chương trình SẺ CHIA ĐIỀU ƯỚC – NHẬN QUÀ TRUNG THU trên trang Facebook chính thức của Kinh Đô.

Ngoài ra, để chào mừng một mùa Trung thu đầy tình thân sum vầy, bạn cũng có thể tự tay vẽ nên những tấm thiệp đậm sắc màu lễ hội, với những lời chúc yêu thương dành riêng tới mẹ cha và người thân cho một mùa Trăng tròn đầy sắp đến bằng cách truy cập vào trang website TẾT TRUNG THU của Kinh Đô. 100 tấm thiệp ý nghĩa và may mắn chia sẻ trên Facebook ở chế độ công khai, gắn hashtag #KinhDo #guiloiyeuthuong #trungthuynghia, sẽ được in màu và trao tận tay người nhận cùng hộp bánh Kinh Đô bốn chiếc.

Theo Trí Thức Trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: