Cây cầu tình yêu 125 năm tuổi gây thương nhớ nhất ở Sài Gòn


Ngoài tên cầu Mống, cầu còn được giới trẻ đặt cho tên là cầu Tình yêu bởi nơi đây là chốn hẹn hò rất thơ mộng của những cặp tình nhân mới lớn. Nhiều ổ khóa tình yêu cũng được những người trẻ gắn chặt ở nơi đây.

Những cây cầu gắn với lịch sử của Sài Gòn

Khám phá cầu Mống – cây cầu cổ nhất Sài Gòn

Nối quận 4 với quận 1 (TP.HCM) ngang qua kênh Tàu Hủ – Bến Nghé có rất nhiều cầu, nhưng chỉ có cầu Khánh Hội và cầu Mống là 2 cây cầu xưa nhất. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc, hai cây cầu này đã trải qua biết bao thăng trầm để đến hôm nay vẫn sừng sững với gió sương…

Cầu Khánh Hội

Cầu Khánh Hội nối đường Nguyễn Tất Thành (quận 4, TP.HCM) với đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM). Cầu thông xe vào ngày 24/1/2009. Cầu được thiết kế cho 4 làn xe lưu thông, dài gần 167 mét, rộng 22 mét và hai làn đường dành cho người đi bộ mỗi bên 2 mét …

Đi trên cầu, dù đi bộ hay bằng bất cứ phương tiện nào du khách vẫn có cảm giác sảng khoái. Gió từ sông Sài Gòn thổi lên mát rượi. Trước mặt, sau lưng là những công trình sừng sững. Cột cờ Thủ Ngữ, bến Nhà Rồng đầy ắp kỷ niệm. Thế hệ người Sài Gòn hôm nay mấy ai biết được lịch sử của cây cầu.

Nguyên thuỷ cầu Khánh Hội là cầu Quay. Cầu Quay, cách đó không xa là cầu Mống (Ảnh: Panoramio)

Nguyên thuỷ cầu Khánh Hội là cầu Quay. Cầu Quay, cách đó không xa là cầu Mống (Ảnh: Panoramio)

Nguyên thuỷ cầu Khánh Hội là cầu Quay. Quay vừa là tên vừa là đặc tính của cầu. Năm 1904, người Pháp xây cầu này với tên gọi Le pont tournant có nghĩa là cầu quay. Do cầu có độ tĩnh không thông thuyền quá thấp nên cầu được thiết kế đoạn giữa quay ngang. Hàng ngày ghe thuyền tập trung đợi đến giờ cầu quay thông kênh để qua lại.

Cũng nhờ có cầu Quay, việc làm ăn buôn bán đi lại của người dân 2 bên bờ thuận lợi hơn. Tuy nhiên cũng chỉ được vài chục năm, năm 1949, cầu được xây dựng lại cố định. Trên cầu có thêm tuyến đường sắt đi vào thương cảng Sài Gòn.

Hàng hóa về thành phố và ngược lại đi trên những toa tàu ngang qua cầu đã làm cho thị trường phong phú hơn và cuộc sống của những người lao động khá lên. Nhưng cũng chỉ được vài năm, cầu Khánh Hội thêm một lần bị phá bỏ. Cây cầu bê tông mới được xây dựng vào năm 1954.

Cầu Quay, quay ngang đoạn giữa cầu để tàu thuyền qua lại (Ảnh: Panoramio).

Cầu Quay, quay ngang đoạn giữa cầu để tàu thuyền qua lại (Ảnh: Panoramio).

Khu vực Khánh Hội vào những năm trước 1975 là nơi tập trung khá nhiều dân lao động tứ xứ. Hầu hết những người này làm việc cho thương cảng Sài Gòn hoặc những công việc lên quan đến hàng hóa.

Cùng với những người lao động bần cùng, số thanh niên hư hỏng trộm cướp, du đãng lập thành băng đảng hoạt động khắp nơi nhưng nơi trú ẩn vẫn là vùng Khánh Hội.

Trong số các nhóm du đãng này nổi bật nhất là “tứ đại thiên vương” mà kẻ cầm đầu là Đại Cathay. Những năm sau này, trùm Năm Cam cũng một thời dọc ngang tại Khánh Hội.

Năm 1949, cầu được xây dựng cố định có thêm đường sắt (Ảnh: Panoramio)

Năm 1949, cầu được xây dựng cố định có thêm đường sắt (Ảnh: Panoramio)

Cuộc sống của người dân quận 4 nói chung vào thời điểm đó rất khổ cực. Họ phải sống trong các khu ổ chuột ẩm thấp, đường sá chật hẹp và tương lai mù mịt. Nhưng ngày nay đi trên cầu Khánh Hội mới chúng ta sẽ thấy quận 4 thay da đổi thịt..

Cầu Khánh Hội ngày nay.

Cầu Khánh Hội ngày nay.

Cầu Mống   

Cầu Mống cách cầu Khánh Hội khoảng vài trăm mét. Đây là một trong những cây cầu cổ xưa nhất còn sót lại ở Sài Gòn.

Theo nguyên bản ngày xưa, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới. Về sau, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ. Ảnh: T.L

Theo nguyên bản ngày xưa, cầu Mống được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới. Về sau, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ. Ảnh: T.L

Cầu do Công ty vận chuyển hàng hải Messageries Maritimes của Pháp bỏ vốn xây dựng vào năm 1893-1894, dài 128 mét, rộng 5,2 mét, lề bộ hành rộng 0,5 mét, xây bằng thép kiên cố. Cầu không có nhịp giữa, hai đầu cầu gối lên mố cầu. Thành cầu uốn cong, có những khoảng trống, sơn đen.

Mố cầu phía quận 1 nằm trên đường Tôn Đức Thắng đối diện đường Pasteur. Phía quận 4, mố cầu trên Bến Vân Đồn. Ban đầu khi mới xây dựng xong, cầu Móng được dùng cho cả người đi bộ và xe cơ giới, có đường dẫn lên cầu. Về sau, cầu chỉ còn dành cho người đi bộ.

Khoảng năm 2000, cầu được tạm tháo dỡ để tiện việc xây dựng đại lộ Đông Tây (nay là đường Võ Văn Kiệt) và hầm chui sông Sài Gòn. Sau đó cầu được lắp ráp lại nguyên bản kết cấu nhưng đổi lại sơn màu xanh. Chỉ có khác là đường dẫn được thay bằng các bậc tam cấp để lên cầu.

Tháng 11/2015, UBND TP.HCM quyết định xếp hạng cầu Mống là 1 trong 10 di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh của thành phố.

Ngoài tên cầu Mống, cầu còn được giới trẻ đặt cho tên là cầu Tình yêu bởi nơi đây là chốn hẹn hò rất thơ mộng của những cặp tình nhân mới lớn. Nhiều ổ khóa tình yêu cũng được những người trẻ gắn chặt ở nơi đây.

Cầu Mống. Bên cạnh là công trình xây dựng cống ngăn triều

Cầu Mống. Bên cạnh là công trình xây dựng cống ngăn triều

Chúng tôi đến thăm cầu vào một buổi chiều. Cầu có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Trên tường đá giáp với bến Vân Đồn vết nứt dài nhất khoảng 2m đã được trám bằng xi măng. Ngay vết trám chúng tôi ghi nhận có những dòng chữ “độ hở 5cm” và một điểm gần đó ghi “độ hở 6cm”. Cả 2 đều được ghi ngày 11/9/2017.

Ngoài ra còn có khoảng 4 vết nứt trên khu vực bậc thềm dẫn lên cầu. Nhiều người hoài nghi nguyên nhân của sự xuống cấp này là do ảnh hưởng từ công trình xây dựng cống ngăn triều Bến Nghé đang thi công.

Nhiều vết nứt đã được trám lại.

Nhiều vết nứt đã được trám lại.

Được biết, Khu quản lý giao thông đô thị số 1 đã nắm thông tin sự việc và cử người đi kiểm tra, ghi nhận hiện trạng. Sau khi kiểm tra xong Khu quản lý sẽ báo cáo kết quả lên Sở GTVT để xin ý kiến chỉ đạo.

Theo vietnamnet


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: