Giải mã hồ sơ Nguyễn Thái Bình – Kỳ 3: Sự thật 5 phát đạn


Khoảng 12h55 trưa 2-7-1972, tức thời điểm người sinh viên Nguyễn Thái Bình bị bắn chết ở phía đuôi chiếc máy bay B747, có ít nhất bốn người đã tấn công anh.

Giải mật cái chết của Nguyễn Thái Bình: Mở kho mật của Sài Gòn

Giải mã hồ sơ Nguyễn Thái Bình – Kỳ 2: Cảnh sát Sài Gòn đã điều tra thế nào?

Sinh viên Nguyễn Thái Bình - Ảnh gia đình

Sinh viên Nguyễn Thái Bình – Ảnh gia đình

Đó là cơ trưởng Augene F.Vaughn, viên cảnh sát Mỹ William H. Mills và hai người nước ngoài khác.

Cố tình giết chết Nguyễn Thái Bình

Báo cáo kết luận điều tra mật của Bộ tư lệnh Cảnh sát quốc gia miền Nam do chuẩn tướng tư lệnh Nguyễn Khắc Bình gửi Phủ thủ tướng Sài Gòn có những điểm khác với các báo cáo trước đó, nhưng lại đồng nhất chi tiết Nguyễn Thái Bình đã bị bắn như thế nào.

Thậm chí, các cơ quan của chính quyền miền Nam này còn đặt ra câu hỏi tại sao người Mỹ trên chuyến bay 841 PAN AM phải bắn đến chết một sinh viên Việt Nam trong một tình huống thật sự không cần thiết?

Ngược trở lại lúc 13h55, giờ Sài Gòn, ngày 2-7-1972, bản điều tra của cảnh sát ghi chiếc B747 đã hạ cánh xuống đường băng Tân Sơn Nhất.

Cơ trưởng người Mỹ Vaughn giao cho phi công phụ quyền điều khiển máy bay vào bãi đậu, đồng thời ông ta trả lại cho hành khách William H. Mills (người khởi hành từ phi trường đầu tiên ở San Francisco cùng Nguyễn Thái Bình) khẩu súng lục Smith and Wesson loại 375 Magnum.

Đây là khẩu súng mà hành khách này khi lên máy bay đã trao cho phi hành đoàn cất giữ theo luật.

Phần III, bản phúc trình của Hội đồng An ninh hàng không ghi rõ: “Mặc dầu Nguyễn Thái Bình đã bị cơ trưởng Vaughn khóa cổ và hành khách khác khóa chân bất động, không hiểu vì lẽ gì cơ trưởng Vaughn còn hô ông Mills bắn nạn nhân tới chết với một ngôn ngữ thô bạo và tục tằn.

Tham chiếu quy ước Tokyo về các biện pháp đối phó với hành động phi pháp nhằm vào ngành hàng không dân sự mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết và phê chuẩn, cơ trưởng của phi cơ lâm nạn được quyền yêu cầu sự trợ giúp của hành khách trên phi cơ.

Tuy nhiên, trong vụ này cơ trưởng Vaughn đã lạm dụng quyền hạn trong việc triệu dụng sự trợ giúp không cần thiết của hành khách và nhất là hô ông Mills bắn năm phát đạn vào Nguyễn Thái Bình, sau khi Bình đã bị khóa chặt cổ và chân tay”.

Đặc biệt, bản phúc trình này còn nhấn mạnh một nội dung: “Sau khi đã dùng sức khống chế rồi giết chết Nguyễn Thái Bình, cơ trưởng còn hất Bình lăn xuống đất.

Hành động này có thể được coi như biểu lộ cho lòng hận thù, khinh miệt, đó là chưa kể cơ trưởng đã di chuyển tử thi trong một vụ án mạng khi chưa có sự hiện diện và đồng ý của thẩm quyền điều tra. Điều này đi ngược với mọi nguyên tắc pháp lý mà một cơ trưởng pháp lý đáng lẽ phải tường tận”.

Một chi tiết pháp y rất quan trọng trong bản phúc trình này: “Nạn nhân đã bị bắn năm phát đạn từ sau lưng bằng súng Smith and Wesson 357 Magnum”, chi tiết này chứng minh lời các nhân chứng mô tả Nguyễn Thái Bình đã bị gí súng ngay lưng để bắn đến chết khi anh đã bị khống chế nằm xấp xuống sàn phía đuôi máy bay.

Ngoài phúc trình của Hội đồng An ninh hàng không Tân Sơn Nhất và báo cáo điều tra của Bộ tư lệnh Cảnh sát, một mật trình khác được đánh số 177/ HKDS/ KT/KY/M của ông Nguyễn Đình Lân, giám đốc Nha Hàng không dân sự, gửi đến tổng trưởng Trần Văn Viễn, Bộ Giao thông và bưu điện, cũng cho rằng người Mỹ cố tình bắn chết sinh viên Nguyễn Thái Bình.

Khi tổng trưởng Trần Văn Viễn gửi mật trình lên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, ông vẫn tiếp tục nhấn mạnh chi tiết: mặc dù sinh viên Nguyễn Thái Bình đã bị khống chế nhưng cơ trưởng Vaughn vẫn ra lệnh bắn chết anh.

Nha Hàng không dân sự báo cáo người bắn chết Nguyễn Thái Bình - Tài liệu TTLTQG2

Nha Hàng không dân sự báo cáo người bắn chết Nguyễn Thái Bình – Tài liệu TTLTQG2

Yêu cầu điều tra bị xếp lại

Trong các mật trình gửi lên cấp trên, Hội đồng An ninh hàng không Tân Sơn Nhất, Nha Hàng không dân sự, Bộ Giao thông và bưu điện đều đề nghị cần điều tra tư pháp độc lập để làm rõ việc tại sao người Mỹ bắn chết sinh viên Nguyễn Thái Bình.

Đại tá Phan Phụng Tiên, chủ tịch Hội đồng An ninh hàng không, còn kiến nghị: “Trường hợp của cơ trưởng Vaughn cũng cần được giới chức có thẩm quyền xét lại vì: về phương diện pháp lý, đương sự (Vaughn) trực tiếp liên hệ đến một vụ án mạng xảy ra trên không phận và địa phận VNCH.

Về phương diện nghề nghiệp, sự kiện xảy ra cho thấy đương sự đã có thái độ miệt thị, nóng nảy là những thái độ trái ngược lại với đức tính hòa nhã và nhất là trầm tĩnh rất cần thiết cho một cơ trưởng, trách nhiệm cao nhất trên chuyến bay dân sự quốc tế.

Đó là chưa kể đương sự đã tỏ ra không am hiểu hoặc khinh miệt các nguyên tắc cảnh sát, khi vất thi hài Nguyễn Thái Bình từ phi cơ xuống mặt đất.

Trường hợp ông Mills đã bắn chết Nguyễn Thái Bình bằng năm phát đạn có thật cần thiết hay không? V

vụ và cho mở lại cuộc điều tra.

Nếu quả thật đương sự (Mills) đã có hành động quá đáng, các biện pháp thích nghi cần phải được áp dụng, hầu các sự kiện xảy ra không thể biến thành tiền lệ và có thể tái diễn”.

Giám đốc Nha Hàng không dân sự Nguyễn Đình Lân cũng đưa ra các yêu cầu tương tự trong bản mật trình gửi đến tổng trưởng Bộ Giao thông và bưu điện và yêu cầu mở cuộc điều tra tư pháp.

Ngày 11-10-1972, tổng trưởng Trần Văn Viễn gửi tờ trình số 369/GTBĐ/TTK/PC/M đến Phủ thủ tướng đề nghị: “Hành khách Mills đã bắn chết Nguyễn Thái Bình. Vấn đề này chỉ được sáng tỏ sau khi tòa án thụ lý nội vụ và cho mở cuộc điều tra tư pháp nên bộ tôi trân trọng kính trình thủ tướng để thẩm quyết”…

Tuy nhiên, sự kiện này đã bị cố tình đóng kín. Bút phê trên phiếu trình số 566/P.Th.T/STTL, ngày 9-12-1972, người đứng đầu Phủ thủ tướng VNCH Trần Thiện Khiêm chỉ ghi vài từ: “Theo ông tổng trưởng tư pháp cho biết thì Biện lý cuộc Sài Gòn đã cho xếp nội vụ”.

Một chi tiết rất ít người biết là ngay sau khi giết hại Nguyễn Thái Bình, viên cảnh sát Mills trở về nước ngay mà không tiếp tục kế hoạch làm việc tại Sài Gòn. Cơ trưởng Vaughn cũng bị Hãng PAN AM cấm đảm nhiệm chuyến bay đến Sài Gòn.

Tại sao phía Mỹ phải khẩn cấp rút nhân viên mình khỏi Việt Nam?

ấn đề này có lẽ chỉ được sáng tỏ sau khi tòa án thụ lý nội

Quả bom duy nhất của tôi là trái tim tôi

ntb2

Nguyễn Thái Bình trong bộ đồ nông dân Việt Nam nói chuyện phản đối chiến tranh ở Mỹ – Ảnh tư liệu gia đình

“… Để bảo vệ VN chống lại sự xâm lược của Mỹ, chống lại cuồng vọng man rợ của những kẻ cầm đầu một nước mạnh nhất thế giới, cuộc đấu tranh của nhân dân VN sẽ đầy khó khăn gian khổ.

Hiện nay quả bom duy nhất của tôi là trái tim tôi.

Trái tim này có thể nổ vì tôi chấp nhận sự hi sinh vì đại nghĩa, để kêu gọi tình thương yêu, để khôi phục niềm tin con người vào công lý, để thức tỉnh lương tâm của kẻ thù.

Nếu tôi bị giết, hàng triệu người VN sẽ thay tôi chiến đấu cho đến khi chúng tôi chấm dứt được cuộc chiến tranh bất nhân và vô luân này.

Ký tên

NGUYỄN THÁI BÌNH

Một người Việt Nam

(Trích thư Nguyễn Thái Bình gửi tổng thống Nixon ngày 1-7-1972)

Theo TTO


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: