4 bất ngờ thú vị về Kodomo-No-Hi – lễ hội thiếu nhi Nhật Bản sắp đổ bộ Sài Gòn


Không chỉ tổ chức vào một ngày khác hẳn ngày Quốc tế thiếu nhi, lễ hội thiếu nhi Nhật Bản Kodomo No Hi còn rất nhiều điều thú vị khác.

Xuất hiện bộ phim gia đình duy nhất trong dịp Tết thiếu nhi 2017

Ca sĩ Lân Nhã tặng đồ chơi cho thiếu nhi vùng sâu vùng xa

Kodomo No Hi hay còn gọi là Tết thiếu nhi là một ngày lễ quốc gia của Nhật Bản. Khác với ngày quốc tế thiếu nhi được tổ chức vào 1/6, Tết thiếu nhi Nhật Bản mà tổ chức vào ngày 5/5. Tuy là ngày lễ dành cho trẻ nhỏ nhưng Kodomo No Hi được tất cả người Nhật Bản trông đợi và tổ chức long trọng.

Linh hồn của ngày lễ này lại chính là những lá cờ cá chép đầy màu sắc. Thế nên khi vào ngày lễ, khắp các tỉnh thành của Nhật, đâu đâu cũng thấy những lá cờ đáng yêu này. Ngoài ra, Kodomo No Hi còn có rất nhiều bất ngờ thú vị khác nữa.

Kodomo No Hi từng là ngày lễ dành riêng cho bé trai

Ngày nay, Kodomo No Hi là ngày lễ thiếu nhi nói chung, nhưng trước đây, ngày lễ này từng là ngày dành riêng cho bé trai. Kodomo No Hi từng có tên là Tango no Sekku, được tổ chức với ý nghĩa đặc biệt dành cho các bé trai. Còn các bé gái đã có một ngày lễ riêng là Hina Matsuri được tổ chức  trước đó vào ngày 3 tháng 3.

5af50347acb63

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1948, Tango no Sekku được đặt chính thức đặt tên là “Kodomo no Hi” và là ngày lễ chung cho cả bé trai lẫn bé gái. Tuy vậy các tập tục liên quan đến “Tango no Sekku” vẫn được lưu giữ gần như nguyên vẹn.

Cờ cá chép Koinobori gửi gắm niềm hi vọng cho trẻ         

Như đã nói, Kodomo No Hi gắn liền với những chiếc cờ cá chép Koinobori hay nói cách khác, khi nhìn thấy những chiếc cờ cá chép xuất hiện, người ta sẽ biết ngay lễ Kodomo No Hi đã đến rất gần rồi.

Nhưng tại sao cá chép lại được chọn làm biểu tượng Tết thếu nhi? Theo lý giải được truyền lại thì đó là bởi cá chép là loài cá tràn đầy sức mạnh và năng lượng khi có thể bơi qua các dòng suối nước chảy mạnh. Thậm chí như trong một truyền thuyết cổ, cá chép đã bơi qua dòng nước xiết của sông Hoàng Hà, vượt vũ môn để hóa rồng.

Do đó, việc chọn cá chép ở đây có ý nghĩ mong cho những đứa trẻ mạnh khỏe, dũng cảm, khi lớn lên có thể biết vượt qua khó khăn để thành công trên đường đời. Việc treo cờ các chép trước đây là một nghi thức chúc phúc những bé trai,còn ngày nay gửi gắm hy vọng rằng tất cả những đứa trẻ dù trai hay gái đều được lớn lên khỏe mạnh, bình an.

Màu sắc của cờ cá chép có ý nghĩa riêng        

Các gia đình Nhật Bản thường treo cờ cá chép cổng nhà, còn nếu ở đô thị không có chỗ, cờ có thể treo trên ban công hoặc cửa sổ. Đồng thời một bộ Koinobori sẽ có nhiều chú cá chép với độ lớn và màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ý nghĩa khác nhau. Số lượng và ý nghĩa của các chú cá chép của Koinobori thay đổi theo thời gian.

Theo truyền thống, chú cá ở phía trên cùng, to nhất và có màu đen tượng trưng cho người cha, tiếp theo là chú cá màu đỏ nhỏ hơn tượng trưng cho con trai cả của gia đình, nếu có nhiều con trai hơn thì màu sắc của cá theo thứ tự là xanh da trời, xanh lá cây, tím hoặc cam.

Ngày nay, ý nghĩa và màu sắc của Koinobori thay đổi, đại diện cho tất cả thành viên trong gia đình. Koinobori lớn nhất màu đen vẫn tượng trưng cho người cha, con thứ hai nhỏ hơn màu đỏ hoặc hồng là người mẹ, các chú cá còn lại có màu sắc khác nhau tượng trưng cho mỗi đứa trẻ trong nhà và nhỏ dần theo tuổi.

Búp bê Kintarou

Ngoài cờ cá chép, trong lễ Kodomo No Hi không thể thiếu được những con búp bê Kintarou cưỡi con cá chép, trên đầu đội mũ sắt kabuto của võ sĩ. Tương truyền, đây là 1 anh hùng thiếu nhi trong truyền thuyết Nhật Bản, nổi tiếng với sức mạnh phi thường từ khi còn nhỏ. Búp bê Kintarou  được xem là biểu tượng sức mạnh và sức sống.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về Tết thiếu nhi Nhật Bản cũng như tự mình trải nghiệm những hoạt động thú vị trong ngày này, đừng bỏ lỡ ngày hội Kodomo No Hi diễn ra vào ngày 12/5 tại khu đô thị Mizuki Park, quận Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thegioitre


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: