Nhìn lại vòng xoay Quách Thị Trang xưa và nay trước ngày phá bỏ


(2SaiGon) – Cùng nhìn lại vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành xưa và nay, biểu tượng nổi tiếng của Sài Gòn một thời trước ngày bị phá bỏ.

Phá bỏ vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành

Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn

Nằm ở trung tâm một khu thương mại sầm uất, quảng trường nhộn nhịp nhất Sài Gòn từ khi thành lập vài đầu thế kỷ 20 cho đến nay nó đã trải qua nhiều biến động.

Quảng trường Eugène Cuniac (Place d’Eugène Cuniac) còn gọi là quảng trường chợ Bến Thành (Place Les Halles Centrales hay Place Marché) trước khi được thành lập là khu vực các đường rue Nemesis (từ Phó Đức Chính đến Thủ Khoa Huân ngày nay), rue Amiral Courbet (rue Batavia trước đó, nay không còn, vị trí đầu đường Trần Hưng Đạo ngày nay) bao quanh nhà kho thành phố ở cuối đại lộ Bonard, góc Filippini (trước đó gọi là rue Cap de St.Jacques) và rue Mac Mahon.

Khu vực này được thị trưởng Sài Gòn, ông Cuniac giải tỏa cùng với phá bỏ nhà kho xe lửa cũ để xây trạm xe lửa mới về hướng tây ở khu phia gần đường Boresse (đường Yersin ngày nay) trên khu trước kia là đầm lầy (ngày nay là công viên 23/9) và xây dựng chợ mới thay thế chợ cũ ở giữa đại lộ Charner và rue d’Adran.

Saigon-18902-773x1024

Bản đồ các năm 1878, 1898, 1920 cho thấy sự phát triển của khu vực đầm lầy trở thành trạm xe lửa, nơi họp chợ. Ảnh tư liệu.

Quảng trường được lập cùng thời gian xây chợ Halles Centrales và đến tháng 7 năm 1916 và lấy tên là Eugène Cuniac theo tên vị thị trưởng người Pháp đầu tiên của thành phố là François Jean Baptiste Cuniac thường gọi thân mật là Eugène (1851 – 1916).

Place Eugène Cuniac (ảnh khoảng năm 1920s) – Nguồn belleindochine.free.fr, Collection Neykov. Nhà ga xe lửa mới ở góc trái trên, phía giữa cạnh trái là đường rue Nemesis (sau là Alsace-Lorraine tức Phó Đức Chính ngày nay) nhìn thẳng ra chợ Bến Thành, giữa hình là khu nhà depot xe lửa cũ cạnh đường rue de Reims (Lê Công Kiều ngày nay) và Boulevard de la Somme (Đại lộ Hàm Nghi) với ray đường xe lửa tramway Saigon-Chợ Lớn. Đại lộ Bonard rộng lớn có 3 làn xe đi với hai hàng cây trồng trên hai ngăn đường.

Place Eugène Cuniac (ảnh khoảng năm 1920s) – Nguồn belleindochine.free.fr, Collection Neykov. Nhà ga xe lửa mới ở góc trái trên, phía giữa cạnh trái là đường rue Nemesis (sau là Alsace-Lorraine tức Phó Đức Chính ngày nay) nhìn thẳng ra chợ Bến Thành, giữa hình là khu nhà depot xe lửa cũ cạnh đường rue de Reims (Lê Công Kiều ngày nay) và Boulevard de la Somme (Đại lộ Hàm Nghi) với ray đường xe lửa Saigon-Chợ Lớn. Đại lộ Bonard (Lê Lợi) rộng lớn có 3 làn xe đi với hai hàng cây trồng trên hai ngăn đường.

Khu đất giữa quảng trường Cuniac trong những năm 1920 là nơi có lễ hội vui chơi buôn bán. Các gánh xiếc giải trí, cải lương, nhạc tài tử, múa, ca nhạc với đánh võ quyền anh đã được tổ chức tại đây. Trên báo Écho Annamite (ra ngày 9.6.1927) có đăng quảng cáo gánh xiếc Long Tiên ở Place de Cuniac, cho biết đoàn xiếc Long Tiên là đoàn thứ ba sau đoàn Việt Nam và Đại Nam của người Việt từ Bắc kỳ vào trình diễn.

Saigon-place-Cuniac-1929-MAP-i-300x207

Quảng trường Eugène Cuniac năm 1929. Ảnh tư liệu.

Saigon - Place Marché (chợ Bến Thành)  năm 1932. Ảnh tư liệu.

Saigon – Place Marché (chợ Bến Thành) năm 1932. Ảnh tư liệu.

Tên chính thức là quảng trường Cuniac nhưng người Sài Gòn thường gọi là bùng binh chợ Bến Thành (Place Marché). Năm 1955 chính quyền Bảo Đại đổi tên quảng trường thành quảng trường (hay bùng binh công viên) Diên Hồng.

Ngày 19.3.1950, hàng vạn học sinh, sinh viên và đồng bào các giới xuống đường tuần hành, phản đối hai tàu chiến Mỹ cập cảng Sài Gòn và đốt một phần chợ Bến Thành.

DSC09279 - Co chu (2)

Ảnh tư liệu.

Ngày 25.8.1963, trong cuộc biểu tình của học sinh, sinh viên chống thiết quân luật của chế độ Ngô Đình Diệm, học sinh Quách Thị Trang, 15 tuổi, đã bị cảnh sát bắn chết. Cái chết của Quách Thị Trang (Pháp danh Diệu Nghiêm) gây xúc động lớn với người dân Sài Gòn.

Đám tang của Quách Thị Trang với sự tham gia đông đảo của người Sài Gòn thúc đẩy sự cáo chung của chính quyền Ngô Đình Diệm. Vào đầu tháng 8.1964, tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang được Hội Sinh viên – Học sinh Sài Gòn và những sinh viên cảm tình với Phật giáo xây dựng để kỷ niệm một năm ngày mất của chị.

Tượng bán thân Quách Thị Trang. Ảnh tư liệu.

Tượng bán thân Quách Thị Trang (1964). Ảnh tư liệu.

Sau năm 1975, Quách Thị Trang được Nhà nước công nhận là liệt sĩ, công viên đặt tượng đài chính thức được đặt tên là “Công trường Quách Thị Trang”.

Nhiều người cho rằng tượng của Quách Thị Trang được đặt kế tượng Trần Nguyên Hãn đã có trước đó. Nhưng theo nhiều tư liệu lịch sử và ảnh chụp năm 1964 (ở trên) cho thấy trước đó tại khu vực này không có bức tượng nào khác. Vào năm 1965, chính quyền Sài Gòn đã ra lệnh cho quân lực của mình xây dựng một biểu tượng của đơn vị tại các công viên hay công trường trong thành phố. Tượng Trần Nguyên Hãn chính thức được dựng lên ở trước chợ Bến Thành, tượng Trần Quốc Tuấn tại công trường Mê Linh)…

Tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa được dựng năm 1965. Ảnh tư liệu.

Thập niên 1970 khi tình trạng xe cộ qua lại đông đúc chính quyền thành phố cho dựng một cầu vượt bằng sắt do hãng Eiffel thiết kế nhưng không bao lâu cầu này phải tháo dỡ vì lý do thẫm mỹ và an ninh.

Cầu nổi 1 nối cổng chính của chợ sang khu bùng binh Quách Thị Trang. Ảnh tư liệu.

Cầu nổi 1 nối cổng chính của chợ sang khu bùng binh Quách Thị Trang (1970). Ảnh tư liệu.

Bùng binh Quách Thị Trang trong một ngày mưa (1996). Ảnh tư liệu.

Bùng binh Quách Thị Trang trong một ngày mưa (1996). Ảnh tư liệu.

Nhằm phục vụ thi công nhà ga Metro Bến Thành, cuối năm 2014, tượng đài Trần Nguyên Hãn đã được di dời về bảo quản tại công viên Phú Lâm (quận 6), tượng bán thân Quách Thị Trang đã được chuyển về công viên Bách Tùng Diệp (quận 1).

Toàn cảnh Quảng Trường Quách Thị Trang trước khi bị giải tỏa - di dời.

Toàn cảnh Quảng Trường Quách Thị Trang trước khi bị giải tỏa – di dời.

tuong1-6122-1416565317

Tượng đài dũng tướng Trần Nguyên Hãn và tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang đã trở thành biểu tượng quen thuộc khiến người Sài Gòn hoài niệm vềnhững kỷ niệm xưa.

10_zing

Người Sài Gòn tranh thủ chụp lại tượng đài trước giờ di dời. Ảnh: Lê Quân.

Đến ngày 18.2.2017 tới đây, vòng xoay Quách Thị Trang sẽ được phá dỡ để xây dựng nhà ga ngầm trung tâm tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Thêm một hình ảnh quen thuộc đã đi vào lòng biết bao thế hệ người dân Sài Gòn sẽ bị xóa bỏ để đổi thay cùng bước phát triển mới của thành phố.

ngam-lan-cuoi-vong-xoay-cho-ben-thanh-ruc-ro-tet-dinh-dau-2017-hinh-3

Vòng xoay Quách Thị Trang dịp Tết Đinh Dậu được trang hoàng rực rỡ. Ảnh: Kiến Thức.

Vòng xoay Quách Thị Trang sáng 15-2-2017.

Vòng xoay Quách Thị Trang sáng 15.2.2017.

Theo quy hoạch, khu vực vòng xoay Quách Thị Trang sẽ được phá dỡ để thi công nhà ga ngầm trung tâm tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên. Công trình xây dựng nhà ga trung tâm Bến Thành quận 1 nằm ở vị trí phía trước chợ Bến Thành (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang) và nối dài đến Công viên 23-9, được xây dựng ở độ sâu khoảng 40m dưới lòng đất.

Phối cảnh vòng xoay Quách Thị Trang trở thành quảng trường trong tương lai. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.

Phối cảnh vòng xoay Quách Thị Trang trở thành quảng trường trong tương lai. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.

Sau khi hoàn thành, phía trước chợ Bến Thành là một nhà ga ngầm, phía trên nhà hình tròn là giếng trời (nơi lấy ánh sáng) và là điểm lên xuống nhà ga ngầm. Nhà ga ngầm Bến Thành được xây dựng và lắp đặt các thiết bị có công nghệ hiện đại, phục vụ hành khách đi metro, tận dụng không gian ngầm làm trung tâm thương mại. Nhà ga sẽ kết nối với các khu thương mại dịch vụ ở các khu vực xung quanh như chợ Bến Thành, khách sạn và các trung tâm mua sắm trên các tuyến đường lân cận.

Minh Trí


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: