Người Sài Gòn chơi golf: Một ngày trải nghiệm giải đấu của các golf thủ


Bộ môn golf từ trước đến nay luôn được quan niệm là môn thể thao dành cho giới nhà giàu. Tuy nhiên, đây không đơn thuần là một thú vui tiêu khiển, mà có những quy định chặt chẽ về luật, là cơ hội rèn luyện sức khỏe và tạo ra những giá trị cao hơn nhiều lần.

Thú chơi vẹt Nam Mỹ của đại gia Việt đắt đỏ thế nào?

Thú chơi máy hát “nghìn đô” của dân Sài Gòn

Môn thể thao golf đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, từ những năm 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng, lúc đó điều kiện sống của người dân còn khó khăn nên không nhiều người tìm đến với bộ môn này vì chi phí tập luyện hay mua sắm dụng cụ tương đối cao, chưa kể số lượng sân golf không nhiều nên nếu thích thì cũng không dễ dàng có điều kiện tham gia.

Thế nhưng, trong vòng 10 năm trở lại đây, việc này đã thay đổi. Với sự ra đời nhanh đến chóng mặt của các sân golf chuyên biệt hoặc các khu nghỉ dưỡng kết hợp sân golf trên khắp cả nước, cũng như chi phí không còn quá cao so với trước đây, bộ môn thể thao này đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Chi phí mua sắm dụng cụ cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến golf khó tiếp cận nhiều người chơi

Chi phí mua sắm dụng cụ cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến golf khó tiếp cận nhiều người chơi

Vì tính chất đặc biệt của mình về dụng cụ, điều kiện sân bãi, chi phí bảo trì… mà bộ môn thể thao này luôn được mặc định rằng “là thú vui tiêu khiển chỉ dành cho giới lắm tiền, dư thời gian”. Nhưng thực ra, nếu đi sâu vào tìm hiểu, bạn sẽ thấy golf không phải chỉ là như vậy, mà nhiều hợp đồng thương mại có giá trị cao đã “ra đời” từ các trận đánh golf giữa những lãnh đạo doanh nghiệp.

Không thể phủ nhận, chi phí đầu tư ban đầu cho bộ môn này không hề thấp. Giá của mỗi bộ gậy (13 – 17 gậy) dành cho những người chơi nghiệp dư đã từ chục triệu đồng trở lên. Đối với những golf thủ chuyên nghiệp, hay có điều kiện thì việc đầu tư gậy từ những thương hiệu lớn như Wilson, Honma, hay Callaway có giá cả trăm triệu đồng là chuyện “rất bình thường”.

Ngoài việc đầu tư dụng cụ, bộ môn này cũng đòi hỏi phải có sân tập và sân chơi riêng. Hiện nay, ở Việt Nam, các sân tập dần được chuẩn hóa quốc tế. Mỗi buổi chơi (18 lỗ, kéo dài khoảng 5-6 giờ) có giá từ vài triệu đồng. Ngoài ra, người chơi còn có thể đăng ký thẻ hội viên thường xuyên của một sân golf nào đó, với chi phí từ vài chục triệu đến hơn cả trăm triệu.

Tuy nhiên, theo nhiều người, giá trị mang lại sau những khoản đầu tư đó lại cao hơn gấp nhiều lần.

Để tìm hiểu sâu hơn về golf và trải nghiệm cảm giác một ngày làm golf thủ như thế nào, Kul.vn đã tham gia giải đấu “V-Handicap Tournament 2018”, diễn ra tại sân golf Tân Sơn Nhất (TP. HCM) vào ngày 10/01/2018.

Một góc nhỏ bên trong sân golf Tân Sơn Nhất - điểm đến yêu thích của giới chơi golf Sài Gòn. Sân có 36 lỗ golf với 4 khu, mỗi khu có số lượng gậy tiêu chuẩn là 36. Mỗi ngày, sân đón khoảng 800 khách, một phần đáng kể trong đó là khách nước ngoài.

Một góc nhỏ bên trong sân golf Tân Sơn Nhất – điểm đến yêu thích của giới chơi golf Sài Gòn. Sân có 36 lỗ golf với 4 khu, mỗi khu có số lượng gậy tiêu chuẩn là 36. Mỗi ngày, sân đón khoảng 800 khách, một phần đáng kể trong đó là khách nước ngoài.

Khu vực trạm xe điện (buggy station). Xe điện là phương tiện di chuyển chủ yếu trong các sân golf vì diện tích các sân rất lớn, đi bộ mất rất nhiều thời gian và sức lực.

Khu vực trạm xe điện (buggy station). Xe điện là phương tiện di chuyển chủ yếu trong các sân golf vì diện tích các sân rất lớn, đi bộ mất rất nhiều thời gian và sức lực.

Mỗi golf thủ tham dự giải đều mang theo bộ gậy của mình. Giá trị mỗi bộ từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng. Tất nhiên, "tiền nào của nấy", một cây gậy tốt có thể sẽ giúp bạn thay đổi được cục diện trận đấu, hoặc cải thiện thành tích để nhảy vọt trên bảng xếp hạng.

Mỗi golf thủ tham dự giải đều mang theo bộ gậy của mình. Giá trị mỗi bộ từ vài chục cho đến cả trăm triệu đồng. Tất nhiên, “tiền nào của nấy”, một cây gậy tốt có thể sẽ giúp bạn thay đổi được cục diện trận đấu, hoặc cải thiện thành tích để nhảy vọt trên bảng xếp hạng.

Giải đấu có trên 100 golf thủ tham gia, được chia thành các nhóm đánh (fly), mỗi fly gồm 4 người, đánh lần lượt các lỗ cho tới khi đủ 18 lỗ thì kết thúc trận đấu. Thời gian cho toàn bộ quá trình này có thể kéo dài từ 4 đến 6 tiếng, tùy vào trình độ người chơi.

Giải đấu có trên 100 golf thủ tham gia, được chia thành các nhóm đánh (fly), mỗi fly gồm 4 người, đánh lần lượt các lỗ cho tới khi đủ 18 lỗ thì kết thúc trận đấu. Thời gian cho toàn bộ quá trình này có thể kéo dài từ 4 đến 6 tiếng, tùy vào trình độ người chơi.

Cú đánh đầu tiên của một lỗ được gọi là cú drive, với mục đích đưa bóng đi càng xa càng tốt. Bóng được đặt trên mặt đất hoặc trên một bệ đỡ nhỏ gọi là tee. Một cú drive tốt có thể đưa bóng đi xa hơn 200yard, tức là hơn 180m.

Cú đánh đầu tiên của một lỗ được gọi là cú drive, với mục đích đưa bóng đi càng xa càng tốt. Bóng được đặt trên mặt đất hoặc trên một bệ đỡ nhỏ gọi là tee. Một cú drive tốt có thể đưa bóng đi xa hơn 200yard, tức là hơn 180m.

Khoảng cách từ nơi phát bóng tới lỗ dao động khác nhau, tùy địa hình và thiết kế của sân golf. Do đó, golf thủ cũng phải chọn gậy trong bộ để đánh cho phù hợp, vì mỗi loại gậy chỉ đánh được bóng đi xa một khoảng nhất định.

Khoảng cách từ nơi phát bóng tới lỗ dao động khác nhau, tùy địa hình và thiết kế của sân golf. Do đó, golf thủ cũng phải chọn gậy trong bộ để đánh cho phù hợp, vì mỗi loại gậy chỉ đánh được bóng đi xa một khoảng nhất định.

Sau drive sẽ là những cú đánh tiếp theo với mục đích đưa bóng vào lỗ trong càng ít gậy càng tốt. Mỗi lỗ golf sẽ quy định cần tối đa bao nhiêu gậy (lượt đánh) để hoàn thành, thông thường là 3, 4 hoặc 5. Golf thủ hoàn thành việc đưa bóng vào lỗ với bằng hoặc ít hơn số gậy cho phép sẽ thể hiện trình độ của họ.

Sau drive sẽ là những cú đánh tiếp theo với mục đích đưa bóng vào lỗ trong càng ít gậy càng tốt. Mỗi lỗ golf sẽ quy định cần tối đa bao nhiêu gậy (lượt đánh) để hoàn thành, thông thường là 3, 4 hoặc 5. Golf thủ hoàn thành việc đưa bóng vào lỗ với bằng hoặc ít hơn số gậy cho phép sẽ thể hiện trình độ của họ.

Việc đưa bóng vào lỗ (gọi là putt) được thực hiện tại green (vùng cỏ bằng phẳng và đẹp nhất xung quanh lỗ golf). Tuy khoảng cách rất gần nhưng không dễ thực hiện và được các golf thủ dành tập trung cao độ.

Một golf thủ dùng gậy đo khoảng cách và hướng bóng lăn trước khi thực hiện cú putt. Họ còn nhận được sự tư vấn của caddie về địa hình, sức gió...

Một golf thủ dùng gậy đo khoảng cách và hướng bóng lăn trước khi thực hiện cú putt. Họ còn nhận được sự tư vấn của caddie về địa hình, sức gió…

Người chơi bày tỏ cảm giác tiếc nuối khi bóng đi chệch ra khỏi lỗ ở một khoảng cách rất gần.

Người chơi bày tỏ cảm giác tiếc nuối khi bóng đi chệch ra khỏi lỗ ở một khoảng cách rất gần.

Một golf thủ bày tỏ cảm giác chiến thắng putt được bóng vào lỗ từ khoảng cách tương đối xa

Một golf thủ bày tỏ cảm giác chiến thắng putt được bóng vào lỗ từ khoảng cách tương đối xa

Trên sân golf, luôn có các chướng ngại vật như là bãi cát (bunker) hay hồ nước. Khi bóng rơi vào những nơi này, người chơi bị phạt một gậy, đồng thời việc đánh bóng ra khỏi những nơi này cần nhiều kỹ thuật hơn địa hình bình thường. Trong ảnh, một người chơi đang "giải thoát" bóng khỏi một bunker.

Trên sân golf, luôn có các chướng ngại vật như là bãi cát (bunker) hay hồ nước. Khi bóng rơi vào những nơi này, người chơi bị phạt một gậy, đồng thời việc đánh bóng ra khỏi những nơi này cần nhiều kỹ thuật hơn địa hình bình thường. Trong ảnh, một người chơi đang “giải thoát” bóng khỏi một bunker.

Trước đó, golf thủ này phải đổi sang một loại gậy khác, chuyên dùng để thực hiện những cú đánh bổng trên mặt cát.

Trước đó, golf thủ này phải đổi sang một loại gậy khác, chuyên dùng để thực hiện những cú đánh bổng trên mặt cát.

Caddie thường là nhân viên của sân, thực hiện rất nhiều công việc để người chơi đạt được thành tích tốt nhất như tư vấn loại gậy, đo đạc khoảng cách, nhận xét về địa hình, bảo quản bề mặt sân (cào lại cát sau khi đánh bóng khỏi bunker)... Mỗi golf thủ ra sân luôn cần có một caddie đi theo hỗ trợ.

Caddie thường là nhân viên của sân, thực hiện rất nhiều công việc để người chơi đạt được thành tích tốt nhất như tư vấn loại gậy, đo đạc khoảng cách, nhận xét về địa hình, bảo quản bề mặt sân (cào lại cát sau khi đánh bóng khỏi bunker)… Mỗi golf thủ ra sân luôn cần có một caddie đi theo hỗ trợ.

Điều kiện tiên quyết để làm caddie là phải có sức khỏe, vì họ luôn phải đi bộ và mang vác vật dụng hơn chục kilomet mỗi ngày giữa trời nắng nóng. Ở sân golf Tân Sơn Nhất có tới hơn 500 caddie đang hoạt động thì mới phục vụ tốt số lượng khách đông đảo.

Điều kiện tiên quyết để làm caddie là phải có sức khỏe, vì họ luôn phải đi bộ và mang vác vật dụng hơn chục kilomet mỗi ngày giữa trời nắng nóng. Ở sân golf Tân Sơn Nhất có tới hơn 500 caddie đang hoạt động thì mới phục vụ tốt số lượng khách đông đảo.

Với yêu cầu về sức khỏe, người chơi cũng không ngoại lệ. Mỗi trận đấu, trung bình mỗi người sẽ đi bộ từ 8-10km và hoạt động cơ tay, cơ vai liên tục. Do đó, nếu không luyện tập thường xuyên và có thể trạng tốt, sẽ rất khó để theo đuổi được môn thể thao này.

Người chơi đi bộ trung bình từ 8-10km trong mỗi trận đấu

Người chơi đi bộ trung bình từ 8-10km trong mỗi trận đấu

Chơi golf không chỉ là cơ hội nâng cao thể lực mà còn là dịp để giao lưu, gặp gỡ giữa những người quan trọng như CEO của các công ty hoặc những doanh nghiệp lớn. Trong suốt hàng giờ cùng thi đấu với nhau, họ sẽ có dịp trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm cũng như đàm phán về những hợp đồng quan trọng. Sau khi thân thiết và hiểu nhau hơn, cơ hội hợp tác giữa các đơn vị sẽ càng rộng mở.

Điều này thể hiện nhiều trên thực tế, ví dụ như việc chơi golf giữa các nguyên thủ quốc gia, hoặc giữa các ông trùm tập đoàn trong những bộ phim Hàn Quốc. Một sự thật thú vị rằng, các tổng thống Mỹ đều là những golf thủ rất có trình độ.

Anh Tạ Văn Cường (doanh nhân, người đoạt cup Best Gross dành cho “Golf thủ xuất sắc nhất” giải lần này) đã chơi golf gần ba năm. Anh chia sẻ: “Golf là một bộ môn mình rất đam mê. Trên sân mình học được rất nhiều thứ và kết bạn được với nhiều người. Sân golf là nơi mà thể hiện được bản lĩnh của mỗi doanh nghiệp, mỗi con người chúng ta, thể hiện sự trung thực trong mỗi đường đánh”.

“Tuy mới chơi, nhưng với sự khổ luyện của bản thân, mình đã đạt những giải thưởng nhất định. Vì trước đây mình đã chơi tennis nên khi chuyển qua bộ môn này, mình nhập cuộc tương đối tốt”, anh Cường cho biết thêm.

Anh Tạ Văn Cường đã đoạt cup Best Gross dành cho Golf thủ xuất sắc nhất giải

Anh Tạ Văn Cường đã đoạt cup Best Gross dành cho Golf thủ xuất sắc nhất giải

Không chỉ nam giới tham gia, mà bộ môn này còn thu hút các vận động viên nữ

Không chỉ nam giới tham gia, mà bộ môn này còn thu hút các vận động viên nữ

Chị Celine Nhã Nguyễn (golf thủ nữ tham gia giải) tâm sự: “Năm nay là năm thứ mười mình chơi golf, đầu tiên là mình chơi cùng các thành viên trong gia đình. Sau đó mình cảm thấy rất thích nên theo đuổi. Tuy nhiên, vì không có thời gian nên mình cũng đã từng tạm ngừng chơi khoảng 3 năm, hiện giờ có điều kiện hơn thì lại tiếp tục”.

Chị Celine Nhã Nguyễn đoạt 2 cup của giải: Longest Drive (Cú đánh mở đầu dài nhất) và Nearest To The Pin (Đưa bóng đến gần lỗ nhất sau 3 gậy)

Chị Celine Nhã Nguyễn đoạt 2 cup của giải: Longest Drive (Cú đánh mở đầu dài nhất) và Nearest To The Pin (Đưa bóng đến gần lỗ nhất sau 3 gậy)

“Với golf, ta cần phải luyện tập đều đặn để giữ nhịp và độ dẻo dai của cơ thể. Nếu ngưng lâu thì phải rất vất vả và mất thời gian để có thể làm quen lại.”, chị cho biết thêm.

Với việc hội nhập quốc tế và điều kiện sống nâng cao, bộ môn golf tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, và dần trở thành một môn thể thao đại chúng. Việc tổ chức các giải đấu liên tục của các câu lạc bộ đã góp phần tạo nên cơ hội cọ xát, nâng cao trình độ giữa các golf thủ nước nhà, đồng thời quảng bá hình ảnh của bộ môn tới đông đảo người dân.

Theo thegioitre


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: