Chuyện về nhà thơ “sọ dừa” 10 năm bán vé số ở Sài Gòn


(2SaiGon.vn) – Cuộc đời lắm khi thật nghiệt ngã. Nhưng cho dù có nghiệt ngã đến đâu vẫn không thể dập tắt được nụ cười của những con người nghị lực, lạc quan và làm đẹp cho đời. 

Sài Gòn ngày ấy từng có một nhà thơ tật nguyền xứ Quảng Trần Phước Ninh! Chính trái tim và tâm hồn tuyệt vời của con người này đã nhốn lên niềm tin, sưởi ấm biết bao số phận cô đơn và bất hạnh trong cuộc đời này.

Nhà thơ Trần Phước Ninh luôn sống lạc quan, yêu đời

Nhà thơ Trần Phước Ninh luôn sống lạc quan, yêu đời

“Giữa Sài Gòn có kẻ sống xa quê”

Sớm mồ côi cha từ nhỏ, tuổi thơ Trần Phước Ninh là những ngày tháng cơ cực. Mẹ con rau cháo nuôi nhau kiếm ăn qua ngày. Thế nhưng, cậu bé Trần Phước Ninh vẫn nổi tiếng nhất làng là thông minh và hiếu học. Ngoài giờ học, Phước Ninh còn phụ giúp mẹ việc nhà, đồng án. Thầy cô, bạn bè cùng trang lứa đều khâm phục anh bởi bản tính chịu thương, chịu khó, ham học hỏi và hiếu thảo với mẹ già. Phước Ninh là tấm gương sáng cho những bạn bè khác để noi theo với danh “con nhà nghèo học giỏi”.

Thế nhưng, nỗi khổ lại chồng lên nỗi khổ, tai họa đã ấp đến với Phước Ninh. Năm lớp 11, sau một trận ốm “thập tử nhất sinh” cậu bé Phước Ninh phải gánh chụi, đau đớn hơn bao giờ hết. Nhà nghèo, bệnh tật không được cứu chữa kịp thời. Nặng càng nặng hơn. Dần dà, cậu bé phải nằm một chỗ vì chứng liệt toàn thân. Con đường đi đến trường cũng dừng lại từ đó. Mọi gánh nặng khổ cực đổ dồn hết lên vai người mẹ già.

Căn nhà nhỏ trở thành thư viện mini cho trẻ trong làng

Căn nhà nhỏ trở thành thư viện mini cho trẻ trong làng

Bằng ý chí, nghị lực phi thường và tình thương vô bờ bến, cậu bé Trần Phước Ninh bắt đầu tập đi. Người mẹ cũng đồng tâm hiệp lực với con. Và từ đó, mơ ước đến trường dần lùi xa. Bản thân luôn nghĩ phải vươn lên, khuất phục số phận, vượt qua cái nghòe khó. Thế rồi, chàng trai Trần Phước Ninh đã quyết định vào Sài Gòn làm ăn, lập nghiệp.

24 tuổi, Phước Ninh từ giã mẹ ra đi. Mẹ già đã khóc cạn nước mắt, vét hết gia tài trong nhà chỉ vẻn vẹn 200 ngàn đồng dúi vào tay Phước Ninh làm lộ phí lên đường. Vào Sài Gòn kiếm sống với thân thể bệnh tật như Phước Ninh cũng không phải là một điều đơn giản. Anh đã lựa chọn cho mình công việc phù hợp với sức lực là bán vé số. Cuộc sống cũng chỉ dạt dẹo nay đây mai đó, kiếm ăn qua ngày. Duy trì cuộc sống của mình để không là gánh nặng cho mẹ già thêm nữa.

Nội quy phòng đọc sách

Nội quy phòng đọc sách

Cuộc sống mưu sinh nơi đất khách quê người rất khổ. Nhiều cái tết anh vẫn lang thang trên đôi chân chẳng ra chân trên khắp các con phố với tập vé số trên tay. Những vần thơ Phước Ninh từ trong trái tim rỉ máu cứ thế tuôn ra theo mạch nguồn xúc cảm:

“Giữa Sài Gòn có kẻ sống xa quê

Chiều ba mươi khóc thầm nơi đất khách

Giờ giao thừa chỉ còn trong khỏanh khắc

Chuyến tàu về con hẹn chuyến tàu sau

Tết năm nay con không về kịp đâu

Thương đôi mắt mẹ già mòn mỏi đợi

Giữa phố xá đông người con chới với

Đành nhủ lòng… phải kiếm sống mẹ ơi!”

(Chiều 30 Tết)

Thấm thoát, 10 năm trôi qua, anh không một lần về quê, không một đồng xu dính túi. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê, nhớ mẹ cứ đeo bám anh hàng ngày. Cuối cùng anh cũng được sự giúp đỡ cửa Phật trợ lộ phí về thăm quê.

Bản thân từ nhỏ đã ham học hỏi, hòa đồng với mọi người, yêu thơ ca. Chính vì vậy mà những vần thơ cũng gắn liền với bản tính con người của anh. Với tâm tư tình cảm, với ý chí và suy nghĩ của anh “tàn nhưng không phế”, nhiều bài thơ của Phước Ninh trở nên nổi danh. Đặc biệt nhất là bài thơ “Hát với dòng sông” được phổ nhạc. Những câu thơ đã nhắn gửi chút tình quê của những người con xứ Quảng tha phương cầu thực nơi đất khách quê người, là nỗi nhớ quê, nhớ con sông Thu Bồn hiền hòa bên nhà. “Em ngồi hát bên dòng sông/ Dòng sông nơi xa xôi, nơi đất khách quê người/ Từng chiều em hát cho vơi đi nỗi buồn/ Nỗi buồn của em, người lữ khách tha phương”.

Tâm niệm của nhà thơ Trần Phước Ninh

Tâm niệm của nhà thơ Trần Phước Ninh

Bên cạnh đó, Trần Phước Ninh còn có nhiều bài thờ nổi tiếng. Năm 1999, anh Ninh từng đoạt giải nhì cuộc thi thơ toàn TP.Hồ Chí Minh. 10 năm sau, anh lại tiếp tục đoạt giải ba trong một cuộc thi thơ trẻ. Những vần thơ của Ninh đã được nhà xuất bản văn học chọn lọc trong hơn 200 bài thơ cho xuất bản 2 tập “Tạ lỗi cùng quê” (năm 2011) và “Tình thơ” (năm 2014)…

Còn sống, còn gieo ước vọng…

Trần Phước Ninh luôn hạnh phúc khi mang nụ cười đến người bất hạnh

Trần Phước Ninh luôn hạnh phúc khi mang nụ cười đến người bất hạnh

Trong bộ đồ quần tây, áo sơ mi đóng thùng rất lịch sự, tướng đi mới có phần ‘ngạo ngễ’. Mới nhìn, cứ nghĩ giống như một ông chủ quán đặt lợi nhuận lên hàng đầu cho riêng mình. Thế nhưng, khi tiếp chuyện lại gần anh nghe anh kể về cuộc đời, con người. Chúng ta mới hiểu được cái tâm, cái tình nó ở trong bản chất của anh, chứ không phải như những gì chúng ta thấy bên ngoài.

Giờ đây, cuộc sống của anh được gọi là tạm ổn với niềm đam mê cùng với bán sách, sáng tác thơ. Bên cạnh đó còn chăm sóc mẹ già yếu. Nhưng anh vẫn trích ra khoản quỹ riêng để làm từ thiện cho những mảnh đời kém may mắn hơn anh. Sở dĩ, anh có ý nghĩ đó cũng chính là do lần ở Sài Gòn anh bén duyên với nhà chùa. Nhờ chùa cưu mang mà anh mới có thể về quê và có được như ngày hôm nay. Nghiệm lại với cuộc sống, anh nghĩ rằng. Nếu mình làm điều tốt với một ai đó cũng giống như trước đây một lần mình được giúp đỡ. Có khi chỉ một lần được giúp đỡ như vậy nhưng thay đổi được cuộc đời của một con người.

Người mẹ già Trần Phước Ninh luôn đồng hành trên mỗi bước đường

Người mẹ già Trần Phước Ninh

Nhiều người thán phục ở con người nhỏ bé, tật nguyền này không chỉ ở tuổi thơ khổ cực, nhọc nhằn mà còn tài năng, đức độ mà hiếm có một người bình thường nào có được, huống gì anh bị tàn tật. Bề ngoài trầm tính, nhưng bên trong lại chứa đựng một chiều sâu nội tâm dữ dội về ký ức tuổi thơ lân dận của mình.

Hỏi về tuổi ấu thơ, anh Ninh nở nụ cười: “tuổi thơ anh có gì đâu hả em. Cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Cũng được đến trường, được vui chơi. Nhưng chẳng may bị bệnh rồi con đường ước mơ bỏ dang dở. Nói vậy thôi chứ mình còn may mắn hơn rất nhiều người.”

Trần Phước Ninh nay mới bước sang tuổi 44, ngoài chuyện chăm sóc bản  thân còn chăm sóc mẹ già.“Hạnh phúc là cho đi, cho đi để được nhận lại. Và hạnh phúc cũng là sự cảm nhận khi chúng ta biết yêu thương và sẻ chia.”. Đó không chỉ là tình người, phương ngôn sống, mà trên hết là điều ước giản đơn mà Trần Phước Ninh muốn nhắn gửi.

Bài & ảnh: Hà Kiều


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: