Thâm trầm Thương xá TAX – Trung tâm thương mại lớn nhất và lâu đời nhất Sài Gòn


Thương xá TAX là công trình kiến trúc nguyên thủy được xây từ năm 1880 thời Pháp thuộc ở trung tâm Sài Gòn tại góc đại lộ Charner và đại lộ Bonnard, gần tòa thị chính. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất và lâu đời nhất mảnh đất Sài Gòn hơn 300 năm tuổi.

Thương xá TAX bị tháo dỡ

Xây trung tâm thương mại 40 tầng thay Thương xá TAX

Đầu thế kỷ XX, khu nhà này được tái thiết và khuếch trương theo phong cách Art Deco để đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất Liên bang Đông Dương.

Đầu thế kỷ XX, khu nhà này được tái thiết và khuếch trương theo phong cách Art Deco để đón tiếp khách hàng thượng lưu của đô thị lớn nhất Liên bang Đông Dương.

Ngày 27/11/1924 khi tiệm bách hóa khai trương là một sự kiện nhộn nhịp đáng ghi nhớ của Sài Gòn, đánh dấu sự phát triển của một trung tâm thương mại lớn nhất Sài Gòn và khu vực lúc bấy giờ.

Ngày 27/11/1924 khi tiệm bách hóa khai trương là một sự kiện nhộn nhịp đáng ghi nhớ của Sài Gòn, đánh dấu sự phát triển của một trung tâm thương mại lớn nhất Sài Gòn và khu vực lúc bấy giờ.

Cùng năm đó (1924), Thương xá TAX xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồng hồ và thay vào đó là bảng gắn dòng chữ GMC.

Cùng năm đó (1924), Thương xá TAX xây thêm lầu bốn, đập bỏ tháp đồng hồ và thay vào đó là bảng gắn dòng chữ GMC.

Từ sau năm 1954, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ; còn Grands Magasins Charner mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX tại địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ.

Từ sau năm 1954, Đại lộ Bonnard thay tên là đại lộ Lê Lợi và Đại lộ Charner biến thành đại lộ Nguyễn Huệ; còn Grands Magasins Charner mãi tới năm 1960 mới chính thức sang tên là Thương xá TAX tại địa chỉ 135 đại lộ Nguyễn Huệ.

Thập niên 1960, Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đã ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Thập niên 1960, Tổng giám mục Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục đã ủy quyền cho Viện Đại học Đà Lạt mua lại Thương xá này, từ đó trở thành bất động sản của Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Sau năm 1975, với chính sách tập trung kinh tế, cấm tiểu thương, Thương xá TAX bị giải thể. Tòa nhà được giao về cho UBND TP.HCM quản lý, không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất…

Sau năm 1975, với chính sách tập trung kinh tế, cấm tiểu thương, Thương xá TAX bị giải thể. Tòa nhà được giao về cho UBND TP.HCM quản lý, không còn là địa điểm kinh doanh sầm uất…

Trong khi đó, mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.

Trong khi đó, mặt bằng thỉnh thoảng được tận dụng làm không gian trưng bày các mặt hàng, máy móc công nghiệp do các đơn vị quốc doanh của thành phố sản xuất.

Đến năm 1978, trong bối cảnh thời bao cấp, Thương xá TAX trở thành một công ty quốc doanh mang tên "Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố", người bán hàng được gọi là mậu dịch viên, có thắt khăn quàng đỏ như thiếu nhi để bán mặt hàng chính là đồ chơi cho trẻ em.

Đến năm 1978, trong bối cảnh thời bao cấp, Thương xá TAX trở thành một công ty quốc doanh mang tên “Cửa hàng Phục vụ Thiếu nhi Thành phố”, người bán hàng được gọi là mậu dịch viên, có thắt khăn quàng đỏ như thiếu nhi để bán mặt hàng chính là đồ chơi cho trẻ em.

Đến năm 1981, khu nhà này đổi tên thành "Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố" do Sở Thương nghiệp TP.HCM sở hữu. Từ năm 1997, tòa nhà đổi tên thành "Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn" do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý.

Đến năm 1981, khu nhà này đổi tên thành “Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Thành phố” do Sở Thương nghiệp TP.HCM sở hữu. Từ năm 1997, tòa nhà đổi tên thành “Công ty Bán lẻ Tổng hợp Sài Gòn” do Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) quản lý.

Năm 1998 tên TAX được phục hồi nhưng vào năm 2014 thì có lệnh giải tán Thương xá TAX với kế hoạch phá tòa nhà này đi để xây một cao ốc 40 tầng ở địa điểm trung tâm này.

Năm 1998 tên TAX được phục hồi nhưng vào năm 2014 thì có lệnh giải tán Thương xá TAX với kế hoạch phá tòa nhà này đi để xây một cao ốc 40 tầng ở địa điểm trung tâm này.

Và đến ngày 12/10/2016 vừa qua, Thương xá TAX chính thức bị đập đổ để xây dựng tòa cao ốc 40 tầng, chấm dứt 136 năm tồn tại, từng là biểu tượng, dấu ấn văn hóa vùng đất Sài Gòn.

Và đến ngày 12/10/2016 vừa qua, Thương xá TAX chính thức bị đập đổ để xây dựng tòa cao ốc 40 tầng, chấm dứt 136 năm tồn tại, từng là biểu tượng, dấu ấn văn hóa vùng đất Sài Gòn.

 2SaiGon.vn (t/h)


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: