Thảo cầm viên Sài Gòn Xưa


Đây là một trong 8 vườn thú lâu đời nhất thế giới với tuổi đời vừa tròn 150 tuổi. Thảo Cầm Viên không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn là niềm tự hào của người Sài Gòn, là nơi mà những người con Sài Gòn luôn cố gắng gìn giữ để lưu lại cho thế hệ sau này có nơi để tìm hiểu về thiên nhiên, về thế giới động thực vật bao la …

Ngày 23 tháng 3 năm 1864, viên đề đốc người Pháp De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Thảo Cầm viên Sài Gòn (xưa gọi là Vườn Bách thảo) trên vùng đất hoang rộng 12ha ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (hướng cầu Thị Nghè bây giờ).

ThaoCamVienxUA_1300088700

Ông Louis Adolphe Germain, một sĩ quan thú y của quân đội Pháp được giao nhiệm vụ thiết kế quy hoạch nơi đây thành một vườn thú. Đến tháng 3/1865, công trình hoàn thành. Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Tại đây, ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch sử Thiên nhiên Paris.

Cuối năm 1865, Thảo Cầm viên Sài Gòn mở rộng thêm 20ha, tổ chức nhập khẩu nhiều loài cây nhiệt đới từ châu Mỹ, châu Phi, Đông Nam Á với hơn 100.000 tiêu bản thực vật mà nay vẫn còn lưu giữ tại Bảo tàng Thực vật (Phân viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh).

ThaoCamVienxUA2_1300088847

ThaoCamVienxUA4_1300088863

Năm 1924, Thảo Cầm viên Sài Gòn tiếp tục mở rộng thêm 13ha qua khu vực phía bên kia kênh Thị Nghè với tên gọi là Vườn Cognag. Năm 1926, người Pháp cho xây dựng hai công trình độc đáo theo lối kiến trúc cổ phương Tây kết hợp nét hoa văn phương Đông, nay là Đền thờ Vua Hùng và Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, Thảo Cầm viên Sài Gòn được nâng cấp, nuôi dưỡng 509 con thú quý hiếm trong nước và ngoại nhập và được đổi tên thành Sở Thú. Đây được xem là một công viên khoa học về tự nhiên lớn nhất Đông Dương và nổi tiếng ở Đông Nam Á thời bấy giờ.

ThaoCamVienxUA_346346

ThaoCamVienxUA_2134532

Từ năm 1942-1954, Sở Thú bị quân Nhật và Pháp chiếm đóng làm nơi đồn trú nên nhiều công trình bị hư hỏng nặng. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cũ đã cho tu sửa lại, từ đó Sở Thú đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn

ThaoCamVienxUA3_1300088684

ThaoCamVienxUA_123421

ThaoCamVienxUA1_1300088838

Đặc biệt, từ năm 1990 đến nay, diện tích nuôi thú không ngừng được mở rộng. Thảo Cầm viên Sài Gòn liên tục tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức khoa học quốc tế và nhiều vườn thú lớn của các quốc gia như Đức, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… Nhờ đó, bộ sưu tập động thực vật của Thảo Cầm viên Sài Gòn ngày càng phong phú với gần 1.100 cá thể động vật thuộc 125 loài khác nhau, và 2.400 cây gỗ thuộc hơn 360 loài… Trong đó có những loài động vật quý hiếm như: hổ Đông Dương, hổ Bengal, báo hoa mai, tê giác trắng, hà mã, hồng hạc…

Ngoài vai trò là điểm tham quan lý tưởng, Thảo Cầm viên Sài Gòn còn là nơi nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý.… qua đó có thể phổ biến các kiến thức về bảo tồn, về thế giới tự nhiên đến với mọi người.

Hiện nay, mỗi năm Thảo Cầm viên Sài Gòn đón khoảng 2 triệu lượt khách tham quan, và người nước ngoài vào thăm ngày càng nhiều, đặc biệt là du khách đến từ châu Âu, châu Mỹ và châu Á .

thao-cam-vien

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều internet.


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: