Những chiếc bánh ú nước tro to bằng nắm tay người lớn, buộc thành từng chùm với nhau là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 Âm lịch). Đâu cần chờ Tết mới được ăn bánh tét Bánh mì Việt là món ăn đường phố ngon nhất thế giới Bánh ú nước tro là ăn truyền thống trong ngày tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam. Vào những ngày này, đi một vòng qua các khu chợ, ở đâu bạn cũng thấy bánh ú nước tro. Điều đặc biệt là bánh ú nước tro không bán lẻ từng chiếc như các loại bánh khác mà nó được buộc thành từng chùm mười hai chiếc, người ta thường mua nhiều chùm về để cúng ông bà tổ tiên và làm quà cho mọi người trong nhà cùng ăn Bánh ú nước tro là món bánh truyền trống của người miền Nam trong ngày Tết Đoan Ngọ. Có hình chóp, to bằng nắm tay người lớn, bánh ú nước tro được gói bằng lá bên ngoài, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh. Thành phần có vẻ đơn giản nhưng để làm ra chiếc bánh ú nước tro thì phải trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu. Đầu tiên người ta lấy rơm nếp đốt lấy tro, hòa với nước cho tan và để lắng. Chắt lấy phần nước trong đem ngâm với gạo nếp. Không nên ngâm quá lâu để tránh mùi nồng của bánh, thường thì người ta sẽ ngâm trong khoảng thời gian từ nửa ngày đến một ngày. Sau khi ngâm xong, vớt nếp ra, xả lại bằng nước sạch để ráo. Bánh ú nước tro thường có hai loại là không nhân và loại nhân ngọt làm từ đậu xanh. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát. Lá để gói bánh trong truyền thống là lá tre, ngày nay, một số nơi người ta dùng lá chuối để thay cho lá tre. Khi gói bánh, người ta cuốn một đầu lá thành hình chiếc phễu, cho vào một ít nếp, nhân, bên trên thêm một lớp nếp nữa và gói lại thành một hình tam giác cho thật kín, dùng dây chuối buộc chặt bên ngoài. Sau khi gói xong, bánh được xếp vào nồi và đem luộc, khi bánh chín, vớt ra ngâm vào nước lạnh cho bánh nguội, sau đó buộc bánh thành từng chùm vào trên lên sàn cho bánh nhanh khô lá. Bánh có màu vàng sẫm, có vị mát lạnh, được nhiều người ưa thích trong những ngày nắng nóng. Khi bóc vỏ ra, chiếc bánh có màu vàng sẫm, trơn láng không dính vào lá. Cắn một miếng để cảm nhận bột bánh mềm, dẻo, phần nhân bên trong có vị ngọt thanh dễ chịu. Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng. Ngoài bánh ú nước tro, cơm rượu và trái cây cũng là những thức ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo ngoisao