Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách chia sẻ cách bày mâm cỗ Trung thu xưa và hai món đồ chơi Trung thu không thể thiếu của trẻ em ngày trước. Ca sĩ Nguyên Vũ, nghệ sĩ Thanh Hằng mang trung thu đến cho trẻ em nghèo Hình ảnh cực thú vị về Tết Trung thu Sài Gòn năm 1966 Đã từ rất lâu rồi, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách luôn đau đáu trong lòng việc khôi phục lại hai thứ đồ chơi Trung thu của trẻ em ngày trước, đó là con giống bột và đèn Trung thu. Theo ông Bách, Viện Viễn đông Bác Cổ hiện còn lưu giữ được ảnh những con giống bột được chụp từ đầu thế kỷ 20. Con giống bột hồi xưa được chia làm 2 loại căn bản là con giống Đồng Xuân và con giống Phố Khách. Bên cạnh con giống bột còn có những chiếc đèn Trung thu nhiều màu sắc, đa dạng. Những chiếc đèn lồng này mang đủ hình dáng của con thỏ, con bướm, con cá… và phải làm rất kỳ công chứ không giống những thứ đồ chơi nhàm chán hiện giờ. Ông Trịch Bách đã đi khắp nơi tìm kiếm và phải tới dạo gần đây, ông mới có duyên gặp lại hai người làm đèn Trung thu ở Sài Gòn và người làm con giống bột xưa ở Hà Nội. Mâm cỗ trung thu “chuẩn” và đèn trung thu xưa Nhà nghiên cứu Trịnh Bách cũng bày lại mâm cỗ Trung thu xưa, ông chia sẻ, đây là mâm cỗ tiêu biểu, mỗi nhà có thể thêm thắt những thứ khác nhau, nhưng nhất định phải có con giống bột. Đây là mâm cỗ tiêu biểu, mỗi nhà có thể thêm thắt những thứ khác nhau, nhưng nhất định phải có con giống bột Ông Bách nói: “Phá cỗ thật ra là sự kiện chủ nhà cúng rằm xong trẻ con tranh nhau những con giống bột, rồi cầm đèn lồng đi xem múa sư tử, múa lân”. “Tết Trung thu xưa ở Việt Nam chính là ngày Tết thiếu nhi chứ không phải ngày 1/6 như bây giờ, học sinh được nghỉ và tâm trạng rất háo hức gần như đón Tết Nguyên đán. Mâm cỗ và các tục lệ đón Tết Trung thu xưa cũng rất đẹp và bắt mắt” – ông Trịnh Bách bày tỏ. Theo VH&TT